5.1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học và chính xác, chúng tôi đ3 thu đ−ợc những kết quả sau:
5.1.1. Điều tra, theo dõi tình hình chăn nuôi và cơ cấu đàn bò sữa nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận
- Nhìn chung cơ cấu đàn bò sữa của trung tâm không có sự biến động lớn.
- Bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2005 là 20 - 24% và thấp nhất là 8 - 12% tính đến tháng 8 năm 2008.
- Bệnh viêm ruột ỉa chảy chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là năm 2006 với tỷ lệ 14 - 16% và thấp nhất là năm 2007 với tỷ lệ 11 - 13%.
- Các bệnh khác chiếm tỷ lệ thấp từ 2 - 5%.
- Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy tại trung tâm là 15,30% và tại hộ chăn nuôi là 15,58%.
- Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy bị chết tại trung tâm là 7,32% và ở hộ chăn nuôi là 8,33%.
5.1.2. Kiểm tra một số chỉ tiêu lâm sàng của bê bị viêm ruột ỉa chảy
ở những bê viêm ruột cấp tính đều sốt, tần số hô hấp và tần số tim đều tăng. Còn ở những bê viêm ruột kéo dài thân nhiệt, tần số hô hấp, mạch đập thay đổi không đáng kể (hơi thấp).
5.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu * Một số chỉ tiêu về hệ hồng cầu
- Số lợng hồng cầu trung bình, hàm l−ợng huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu ở bê tiêu chảy cấp tăng , còn ở bê tiêu chảy m3n cả thì cả 3 chỉ tiêu này đều giảm
- L−ợng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu trong tr−ờng hợp bê bệnh đều giảm nh−ng không đáng kể.
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở bê viêm ruột cấp tăng, còn khi bê bị viêm ruột m3n thì nồng độ huyết sắc tố trung bình giảm đi rõ rệt so với bê khoẻ
- Thể tích bình quân của hồng cầu ở bê viêm ruột cấp giảm, nh−ng ở bê viêm ruột kéo dài lại tăng trên mức bình thờng.
- Diện tích trung bình của hồng cầu ở bê bệnh giảm đi so với bê khoẻ - Bề dày và chỉ số tròn của hồng cầu ở bê khoẻ và bê bệnh là khác nhau không đáng kể.
- Thời gian đông máu ở bê viêm ruột cấp nhanh hơn so với bê bệnh và ở bê viêm ruột kéo dài là chậm hơn
- Tốc độ lắng của máu bê bệnh chậm hơn so với bê khoẻ.
- Sức kháng tối thiểu và sức kháng tối đa của hồng cầu ở bê viêm ruột cấp và m3n đều giảm hơn so với bê khoẻ.
* Các chỉ tiêu về hệ bạch cầu
- Số l−ợng bạch cầu: Khi viêm ruột cấp số l−ợng bạch cầu tăng còn khi bê bị viêm ruột m3n tính số l−ợng bạch cầu giảm so với viêm ruột cấp tính nh−ng vẫn tăng hơn so với bê khoẻ
- Công thức bạch cầu trong các tr−ờng hợp bê viêm ruột mà chúng tôi xét nghiệm th−ờng nghiêng tả.
- H−ớng nhân và thế máu H−ớng nhân là h−ớng trái Thế máu là thế lâm ba
* Kích th−ớc các loại tế bào máu
- Kích th−ớc tế bào hồng cầu: khi bê bị tiêu chảy kích th−ớc của hồng cầu chỉ hơi giảm.
- Kích th−ớc các loại bạch cầu: kích th−ớc các loại bạch cầu ở bê khỏe và bê bệnh không có sự sai khác nhiều.
5.1.4. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu
- Khi bê viêm ruột cấp tính, hàm l−ợng protein tổng số tăng cao hơn so với bê khoẻ còn khi bê bị viêm ruột m3n tính thì hàm l−ợng protein tổng số giảm thấp hơn so với bê khoẻ
- Trong các tiểu phần protein huyết thanh của bê thì hàm l−ợng albumin chiếm tỷ lệ cao nhất và giảm thấp khi bê bị bệnh
Tỷ lệ β-globulin và tỷ lệ γ - globulin tăng cao khi bê bị bệnh - Hoạt độ men GOT và GPT tăng lên khi bê viêm ruột ỉa chảy
- Độ dự trữ kiềm và hàm l−ợng đờng huyết giảm rõ rệt khi bê bị viêm ruột ỉa chảy
5.1.5. Phòng và điều trị viêm ruột ỉa chảy ở bê
Trong điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy bệnh tiêu chảy ở bê, ngoài việc loại trừ những sai sót trong nuôi d−ỡng, dùng kháng sinh dặc hiệu chống vi khuẩn bội nhiễm, cần bổ sung n−ớc và điện giải để chống toan huyết và trụy tim mạch.
5.2. Đề nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đ3 nghiên cứu đ−ợc một số nội dung trên, tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi đ3 không nghiên cứu đ−ợc đầy đủ hết về bệnh, đề nghị tiếp tục nghiên cứu.