Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa TH3 5 tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 36)

Các kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra rằng thời gian sinh trưởng của con lai phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của dòng bố [50]. Một số kết quả nghiên cứu khác lại xác ñịnh thời gian sinh trưởng của con lai tương ñương hoặc ngắn hơn thời gian sinh trưởng của dòng bố hoặc mẹ chín muộn, ưu thế lai về

thời gian sinh trưởng thường có giá trị âm [43].

Tính trạng về thời gian sinh trưởng là tính trạng chịu nhiều tác ñộng của yếu tố môi trường như: ðất, nước, phân, nhiệt ñộ, ánh sáng. Một số

nghiên cứu gần ñây cho thấy cả tính cộng và không cộng ñều rất quan trọng trong việc hình thành tính trạng thời gian sinh trưởng của cây lúa [39]

Thời gian sinh trưởng của cây lúa biến ñộng trong một phạm vi rộng, là tính trạng số lượng do nhiều gen cùng kiểm soát. Khi lai hai giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau, con lai F1 của ña số tổ hợp biểu hiện hiệu ứng cộng tính. Quần thể F2 phân ly tăng tiến âm hoặc dương: Chín sớm hơn bố mẹ ngắn nhất hoặc muộn hơn bố mẹ dài nhất. Khi sử dụng hai giống có thời gian sinh

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc sĩ nông nghip ... 26

trưởng ngang nhau thì năng suất lúa lai bao giờ cũng tăng hơn lúa thường [25]. Năm 1980, các nhà khoa học trung Quốc như Deng [36]; Lin và Yuan [42] ñã công bố rằng lúa lai có thời gian sinh trưởng dài hơn những giống ñối chứng tốt nhất, ñây là do chọn bố mẹ có thời gian sinh trưởng dài. Cũng vào năm 1980 Xu và Wang [51] thấy rằng thời gian sinh trưởng của con lai phụ thuộc vào dòng bố. Một nghiên cứu khác của Phonnuthurai và cộng sự, 1984 [44] ghi nhận rằng thời gian sinh trưởng của con lai tương ñương hoặc ngắn hơn dòng bố.

Cũng theo một số nhà khoa học như Trần Ngọc Trang, 2001 [23], Nguyễn Công Tạn và cs, 2002 [21], Hoàng Tuyết Minh, 2002 [15], thì lúa lai có thời gian sinh truởng (TGST) từ ngắn ñến trung bình, TGST của lúa lai thường ngắn hơn dòng bố hoặc mẹ có TGST dài nhất. Thời gian trải qua các bước phân hoá ñòng của lúa lai rút ngắn hơn lúa thuần từ 2-3 ngày, quá trình chín cũng rút ngắn hơn lúa thuần cùng trà 3-5 ngày. ða số giống có 12-17 lá trên thân chính tương ứng với TGST từ 95-135 ngày. Lúa lai có khả năng sinh trưởng mạnh và sớm biểu hiện cụ thể là trong cùng một ñiều kiện chăm bón như nhau, lá lúa ra nhanh, nhánh ñẻñều ñặn ngay từñốt ñầu tiên và ñẻ liên tục. Các nhánh ñẻ sớm ra lá nhanh, tạo cho ruộng lúa sớm dày ñặc, che khuất ánh sáng tầng dưới do vậy các nhánh ñẻ sau không có ñủ ñiều kiện thuận lợi ñể

phát triển, chính vì vậy mà ruộng lúa lai thường kết thúc ñẻ sớm, dinh dưỡng có ñiều kiện tập trung nuôi các nhánh nên bông lúa to ñều. Giai ñoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai ñoạn sinh trưởng sinh thực của ña số các tổ hợp lai xấp xỉ nhau, sự cân ñối về thời gian của giai ñoạn sinh trưởng tạo sự cân ñối trong cấu trúc quần thể, là một trong những yếu tố tạo nên năng xuất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa TH3 5 tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)