2.21 Lợi ích của nhân viên (tiếp theo)
Trợ cấp mất việc: theo Điều 17 của Bộ Luật Lao động, Ngân hàng có nghĩa vụ chi trả trợ cấp cho nhân viên bị
mất việc do thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc công nghệ. Trong trường hợp này, Ngân hàng có nghĩa vụ chi trả trợ cấp mất việc bằng một tháng lương cho mỗi năm nhưng tổng trợ cấp không thấp hơn hai tháng lương. Nhân viên ngân hàng khi nghỉ việc theo chính sách sắp xếp lại lao động của Ngân hàng Công Thương được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng lương cho 1 năm công tác và 0,5 tháng lương cho mỗi tháng nghỉ việc trước tuổi (tối đa bằng 30 tháng). Ngoài ra còn được tính yếu tố giá cả theo khu vực : 10% trên tổng số tiền được trợ cấp đối với khu vực thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 5% trên tổng số tiền được cấp đối với khu vực TP loại I và thành phố loại II.
Mặc dù nghĩa vụ quy định trong điều 17 và 42 là bắt buộc, việc thực hiện những nghĩa vụ này còn cần tuân theo hướng dẫn chi tiết của Bộ Tài chính trong các thông tư hướng dẫn thực hiện. Theo Thông tư số 64/1999/ TT-BTC ngày 7 tháng 6 năm 1999 và Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Bộ Tài chính thay thế Thông tư 64, các ngân hàng phải tính toán trợ cấp mất việc làm cho nhân viên từ 1,00% đến 3,00%/ năm trên quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, số dư của quỹ trợ cấp thôi việc đã được trích lập trước đây bằng 10,00% của lợi nhuận sau thuế sau khi trừ đi phần trích lập quỹ bổ sung vốn điều lệ theo Thông tư 64 nên được chuyển sang quỹ trợ cấp mất việc cho nhân viên theo Thông tư 82.
Trong năm 2008, theo tiến trình cổ phần hóa, do số dư quỹ trợ cấp mất việc làm cuối năm 2007 dự kiến đủ bù đắp các nghĩa vụ phát sinh nếu có, Ngân hàng đã dừng việc trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm cho năm 2008.
3. hỢp NhẤt KiNh DoaNh
Vào ngày 20 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng đã mua lại phần vốn góp của bên liên doanh tại Công ty TNHH Bảo hiểm Châu Á thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn với Công ty TNHH Tokio Marine Insurance Singapore, nâng tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng Công thương lên 100%. Công ty này được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 21 GP/KDBH vào ngày 12 tháng 12 năm 2002 với thời hạn 30 năm. Theo Giấy phép Điều chỉnh số 21/GPĐC5/KDBH ngày 17 tháng 12 năm 2008, Công ty chính thức trở thành công ty con 100% vốn góp của Ngân hàng và đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm Ngân hàng Công thương.
Trước và sau khi trở thành công ty con của Ngân hàng, hoạt động chính của Công ty là kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Giá trị hợp lý của tài sản thuần và nợ có thể xác định được của Công ty tại ngày mua được trình bày dưới đây:
Chỉ tiêu Giá trị hợp lý ghi nhận tại ngày mua Giá trị ghi sổ triệu đồng triệu đồng Tiền 98.515 98.515
Các khoản phải thu 13.487 13.487
Các tài sản ngắn hạn khác 144 144
THUYẾT MINH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HợP NHẤT (tiếp theo)
tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày
Báo cáo thường niên 2008
VietinBank
54
Đầu tư dài hạn 14.838 4.802
Các tài sản dài hạn khác 4.805 4.805
Nợ ngắn hạn (13.658) (13.658)
Nợ dài hạn (10.499) (10.499)
Tài sản thuần 108.278 98.242
Phần sở hữu trong tài sản thuần (50%) 54.139
Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh 239
Giá mua 54.378
Tổng giá phí hợp nhất kinh doanh là 54.378 triệu đồng được thanh toán bằng tiền. Lợi thế thương mại phát sinh được phân bổ toàn bộ vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ do không trọng yếu. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Bảo hiểm Ngân hàng Công thương được hợp nhất vào các báo cáo tài chính của Ngân hàng từ ngày Ngân hàng nắm quyền kiểm soát công ty.