Kết kuận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng năm theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu tại huyện khoái châu hưng yên (Trang 113 - 116)

III IV V VI VII V I XX XI

5.Kết kuận và đề nghị

5.1. Kết luận

1. Kết quả điều tra cơ cấu diện tích các cây trồng hàng năm 2009 là: cây lúa: 50,04%; cây ngô: 16,94%; cây lạc: 3,74%; cây đậu t−ơng: 13,82%; cây d−ợc liệu: 3,75%; cây rau: 8,57% và các cây trồng khác: 3,14%. Tuy nhiên, cơ cấu các giống lúa, ngô, lạc, đậu t−ơng ch−a cân đối. Tỷ lệ các giống cây trồng, năng suất cao, chất l−ợng tốt còn thấp, đ0 ảnh h−ởng đến thu nhập của ng−ời dân. Vì vậy cần tiếp tục đ−a các giống cây trồng mới có tiềm năng năng suất, chất l−ợng cao vào thử nghiệm, theo dõi sự phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện để sản xuất đại trà.

2. ở huyện Khoái Châu có 17 công thức luân canh chính. Trong các công thức luân canh đó, những công thức luân canh phù hợp với điều kiện của địa ph−ơng là:

- Trên đất chuyên lúa nên mở rộng công thức luân canh: Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông và Lúa xuân - Lúa mùa - D−a chuột đông, hai công thức này có cho thu nhập cao nhất. Công thức: Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông và Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu t−ơng đông, tuy 2 công thức này có giá trị kinh tế không cao nh−ng ở vụ đông cây ngô và cây đậu t−ơng không chỉ dễ trồng, không kén đất, tranh thủ đ−ợc thời vụ (ngô bầu)...mà đậu t−ơng còn có khả năng cải tạo độ phì của đất rất tốt và làm tăng năng suất cây trồng vụ sau.

- Trên đất 2 vụ màu - 1 vụ lúa nên mở rộng công thức luân canh Đậu t−ơng xuân - Lúa mùa sớm - Bắp cải (hiệu quả kinh tế đạt cao nhất) và các công thức luân canh có mặt của cây họ đậu vì nó có khả năng cải tạo độ phì của đất, làm tăng năng suất cây trồng vụ sau.

- Trên đất chuyên màu nông dân nên áp dụng các công thức luân canh: Lạc xuân - lạc thu đông- bắp cải; Đậu t−ơng xuân - địa liền.

3. Tác động của điều kiện thời tiết khí hậu đến các vụ trồng lúa và ngô ở Khoái Châu đ−ợc thể hiện:

- Vụ xuân: Đầu vụ nhiệt độ thấp nên giai đoạn mạ - sau cấy của cây lúa, giai đoạn cây con của ngô sinh tr−ởng không thuận lợi. Các giai đoạn sau c−ờng độ các yếu tố khí t−ợng đều tăng lên thuận lợi cho quá trình đẻ nhánh, trỗ bông và tích luỹ chất dinh d−ỡng về hạt. Khó khăn của thời kỳ này là ẩm độ không khí cao, thiếu nắng, trời âm u nên hạn chế đẻ nhánh và sâu bệnh nhiều. Cuối vụ m−a lớn thu hoạch, phơi và bảo quản gặp khó khăn đối với cả lúa và ngô. Vì vậy vụ lúa xuân nên cấy tập trung từ 10/2 - 25/2 và ngô xuân trồng từ 10/2 - 25/2.

- Vụ mùa: Điều kiện khí hậu vụ lúa mùa t−ơng đối thuận lợi đối với sinh tr−ởng và phát triển của cây lúa ở các giai đoạn. Khó khăn trong vụ mùa là m−a nhiều gây hiện t−ợng gập úng ở những chân ruộng trũng. Ngoài ra ở giai đoạn từ trỗ - thu hoạch th−ờng gặp m−a to kết hợp với gió mạnh làm cho lúa bị đổ non, hạt lép lửng nhiều và năng suất giảm. Lịch cấy ở vụ lúa mùa tốt nhất là 20/6 - 5/7.

- Vụ đông: Điều kiện thời tiết khí hậu vụ đông ở Khoái Châu có đặc điểm đầu vụ nhiệt độ, số giờ nắng, l−ợng m−a thích hợp với quá trình nảy mầm và phát triển thân lá của cây ngô. Cuối vụ c−ờng độ các yếu tố khí t−ợng giảm, nhiệt độ thấp, khô hạn ảnh h−ởng tới thụ phấn thụ tinh, tích luỹ chất khô về hạt và năng suất giảm dần qua các trà gieo. Vì vậy vụ ngô đông nên trồng kết thúc tr−ớc 5/10 sẽ đảm bảo đ−ợc năng suất cao.

4. Kết quả thử nghiệm một số loại cây trồng trên các quỹ đất nh− sau: - Trên chân đất 2 vụ màu - 1 vụ lúa chúng tôi thử nghiệm 3 giống ngô là 30N34; LVN61 và giống C919 cho thấy, cả 3 giống ngô mới này đều có hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng.

- Trên chân đất chuyên lúa chúng tôi thử nghiệm 3 giống lúa là Thục H−ng 6; D−ơng Quang 18 và N.−u 69 cho thấy, các giống lúa đ−a vào thử nghiệm hoàn toàn có thể thay thế cho giống lúa Nhị −u 838 đang đ−ợc trồng phổ biến trên địa bàn huyện.

5.2. Đề nghị

1. Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này để định h−ớng sử dụng đất phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu, góp phần vào việc quy hoạch sử dụng đất đai, bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ sản xuất ở huyện Khoái Châu một cách đầy đủ, hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.Th−ờng xuyên thử nghiệm các giống cây trồng mới, có hiệu quả cao và đánh giá sự phù hợp của điều kiện khí hậu ở huyện, làm mô hình trình diễn để thuyết phục ng−ời dân tin t−ởng áp dụng các giống cây trồng mới để ngày càng hoàn thiện cơ cấu giống cây trồng hợp lý, hiệu quả.

3. Tăng c−ờng hệ thống dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cho ng−ời sản xuất nh− công tác khuyến nông, khuyến ng−, các tổ chức hợp tác...

4. Cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân tiên phong gieo trồng các giống cây trồng mới.

5. Tiếp tục đánh giá ảnh h−ởng của thời tiết khí hậu đến các cây trồng khác nh− lạc, đậu t−ơng...để hoàn thiện hơn nữa hệ thống trồng trọt tại địa ph−ơng theo h−ớng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng năm theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu tại huyện khoái châu hưng yên (Trang 113 - 116)