Bảng 3.13: Hàm l−ợng lipit và protein của các giống tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc đạt năng suất cao trên đất cát ven biển huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 79 - 113)

L14 và giống L20, L23, TB25, L24 thời gian từ gieo đến mọc mầm là 8 ngày.

- Tỷ lệ mọc mầm: Trong các giống tham gia thí nghiệm giống Shán dầu 30 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất 92,60%, tiếp đến giống L18 có tỷ lệ mọc mầm đạt 93,10%, kế đến là các giống V79 (93,60%), L14 (94,10%). Giống có tỷ lệ mọc mầm cao nhất là L20 đạt 96,10%. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 L14 TB25 Shán dầu 30 L24 V79 L20 L23 L18 Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian từ gieo đến mọc mầm (%)

Hình 3.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống lạc

3.2.2. Thời gian sinh tr−ởng của các giống lạc trong vụ xuân 2010

Thời gian sinh tr−ởng của các giống phụ thuộc rất nhiều yếu tố nh− giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, thành phần cơ giới đất,... Thời gian sinh tr−ởng của cây dài hay ngắn ảnh h−ởng rất lớn đến việc bố trí cây trồng đúng thời vụ và xác định đ−ợc công thức luân canh trong năm của huyện nhằm tăng số vụ trong năm. Qua nghiên cứu theo dõi thời gian sinh tr−ởng phát triển của các giống chúng tôi thu đ−ợc kết quả trình bày trong bảng 3.7.

- Thời gian bắt đầu ra hoa: Thời kỳ ra hoa có ảnh h−ởng rất lớn đến năng suất của lạc, nếu thời gian này quá ngắn thì số hoa trên cây giảm dẫn đến năng suất giảm nh−ng nếu thời gian ra hoa kéo dài, hoa ra không tập trung sau này lạc chín không đều ảnh h−ởng rất lớn đến năng suất và chất l−ợng của lạc. Đây là thời kỳ quan trọng trong quá trình sinh tr−ởng của cây lạc, thời kỳ này chịu tác động rất lớn của nhiều yếu tố sâu bệnh và tác động cơ giới. Nghiên cứu thời gian ra hoa có ý nghĩa

lớn trong chọn tạo giống thời gian này dài hay ngắn giúp chúng ta xác định đ−ợc đặc điểm giống rõ rệt. Nhìn chung thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống là tập trung và biến động từ 26 - 30 ngày, trong đó giống V79 và TB25 có thời gian ra hoa ngắn nhất (26 ngày). Giống có thời gian ra hoa đầu tiên dài nhất là giống L18 (30 ngày).

- Thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống sai khác nhau không đáng kể, trong các giống tham gia thí nghiệm thì giống L18 có thời gian dài nhất (30 ngày) ; kế đến là giống shán dầu 30, V79 có thơi gian ra hoa cũng t−ơng đối dài và không tập trung (29 ngày). Giống có thời gian ra hoa ngắn và tập trung là L20 và L23 chỉ có 26 ngày.

Bảng 3.7: Thời gian sinh tr−ởng của các giống lạc

Giống

Thời gian bắt đầu ra hoa (ngày)

Thời gian ra hoa (ngày)

Thời gian sinh tr−ởng (ngày) L14 (đ/c) 27 27 110 TB25 26 27 109 Shán dầu 30 28 29 115 L24 28 28 114 V79 26 29 110 L20 28 26 111 L23 28 26 112 L18 30 28 115

- Thời gian sinh tr−ởng của các giống có ý nghĩa rất lớn trong việc bố trí thời vụ trồng lạc, cơ cấy cây trồng cho vùng. Thời gian sinh tr−ởng của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 109 ngày đến 115 ngày , giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất là TB25 (109 ngày), tiếp đến là giống V79, L14 có thời gian sinh tr−ởng 110 ngày. Giống có thời gian sinh tr−ởng dài nhất là giống L18, shán dầu 30 (115 ngày).

Qua kết quả phân tích trên chúng tôi thấy các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh tr−ởng trung bình 109- 115 ngày, kết hợp với điều kiện khí hậu thời

tiết ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh là phù hợp để cây lạc sinh tr−ởng và phát triển tốt trong vụ xuân, và trong các công thức luân canh tăng vụ trên địa bàn huyện.

3.2.3. Khả năng tích lũy chất khô, sự hình thành nốt sần của các giống lạc

Khả năng tích lũy chất khô, sự hình thành nốt sần là các chỉ tiêu quan trọng ảnh h−ởng đến năng suất sau này. Khả năng tích lũy chất khô phản ánh sự sinh tr−ởng của cây tốt hay xấu, sự hình thành nốt sần và chất l−ợng nốt sần biểu hiện khả năng cố định N từ khí quyển cho cây.

Nốt sần là đặc tr−ng cơ bản của cây họ đậu, số l−ợng và trọng l−ợng nốt sần phụ truộc rất lớn vào đất đai, dinh d−ỡng chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết khí hậu. Tìm hiểu sự phát triển và đặc điểm hoạt động của vi khuẩn nốt sần để chúng ta có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm tăng số l−ợng nốt sần hữu hiệu thoả m6n nhu cầu dinh d−ỡng đạm cho lạc.

Trong quá trình làm thí nghiệm chúng tôi đ6 nghiên cứu theo dõi các chỉ tiêu này đ−ợc trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Khả năng tích lũy chất khô, sự hình thành nốt sần của các giống lạc Thời kỳ ra hoa Giống Nốt sần (số nốt sần/cây) Tích lũy chất khô (g/cây)

Tích lũy chất khô, thời kỳ thu hoạch (g/cây)

L14(đ/c) 177,4 6,7 24,8 TB25 179,3 6,4 26,4 Shán dầu 30 182,5 6,9 28,1 L24 175,7 6,5 25,3 V79 166,5 5,9 19,8 L20 183,4 6,9 27,2 L23 188,7 6,7 30,8 L18 171,6 6,3 21,7

Qua số liệu trong bảng 3.8 chúng tôi thấy rằng:

- Số l−ợng nốt sần của các giống lạc vào thời kỳ ra hoa ra biến động từ 166,5 - 188,7 nốt sần /cây . Trong đó giống L23 có số l−ợng nốt sần/cây cao nhất (đạt 188,7 nốt/cây) tiếp đến là giống L20 có 183,4 nốt sần/cây, giống L14, TB25, L24 có số

l−ợng nốt sần từ 175,7 - 179,3 nốt sần/cây, giống có số l−ợng nốt sần/cây thấp nhất là V79 chỉ có 166,5 nốt sần/cây.

- Khả năng tích lũy chất khô: Các giống khác nhau thể hiện sự tích lũy chất khô khác nhau. Vào thời kỳ ra hoa khả năng tích lũy chất khô cao nhất là giống L20, Shán dầu30 (6,9 g/cây) và thấp nhất là giống V79 (đạt 5,9 g/cây). Vào thời kỳ thu hoạch khả năng tích lũy chất khô của các giống tăng lên một cách đáng kể: Giống L23 khả năng tích lũy chất khô cao nhất so với các giống khác và đạt 30,8 g/cây, kế đến là giống shán dầu30 khả năng tích lũy chất khô đạt 28,1 g/cây, khả năng tích lũy chất khô thấp nhất là V79 (19,8 g/cây).

Từ kết quả phân tích trên cho thấy: ở tất cả các công thức số l−ợng và trọng l−ợng nốt sần tăng nhanh thời kỳ bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ sau đó giảm mạnh ở thời kỳ thu hoạch. Trong cùng một thời kỳ số l−ợng nốt sần và khả năng tích lũy chất khô ở các giống cũng khác nhau

3.2.4. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc tham gia thí nghiệm

Chỉ số diện tích lá thể hiện khả năng quang hợp của các giống để tạo ra chất khô cho cây. Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi lạc mọc mầm cho tới khi ra hoa hình thành quả sau đó giảm dần cho tới khi thu hoạch do sự rụng lá bảng 3.9.

Qua nghiên cứu theo dõi chỉ số diện tích lá của các giống lạc (bảng 3.9) chúng tôi nhận thấy:

- Chỉ số diện tích lá vào thời kỳ ra hoa của các giống biến động từ 2,68 -3,01 m2

lá/m2đất. Trong các giống tham gia thí nghiệm LAI của giống L24 đạt trị số cao nhất 3,01 m2 lá/m2đất tiếp đến là giống TB25 có LAI là 2,93 m2 lá/m2đất , giống V79 có LAI thấp nhất đạt 2,68 m2 lá/m2đất. Đến thời kỳ hình thành quả, chỉ số diện tích lá vào thời kỳ hình thành quả của các giống biến động từ 4,76 -5,34 m2 lá/m2đất. Trong các giống tham gia thí nghiệm LAI của giống Shán dầu30 đạt trị số cao nhất 5,34 m2

lá/m2đất tiếp đến là giống TB25 có LAI là 5,20 m2 lá/m2đất , giống L18 có LAI thấp nhất đạt 5,13 m2 lá/m2đất.

Bảng 3.9: Chỉ số diện tích lá của các giống lạc tham gia thí nghiệm Giống Thời kỳ ra hoa

(m2lá/ m2 đất)

Hình thành quả

(m2lá/ m2 đất)

Thời kỳ thu hoạch

(m2lá/ m2 đất) L14 (đ/c) 2,80 5,01 2,98 TB25 2,93 5,20 3,01 Shán dầu 30 2,88 5,34 3,10 L24 3,01 5,03 3,12 V79 2,68 4,85 2,59 L20 2,85 5,13 3,04 L23 2,91 4,97 3,23 L18 2,75 4,81 2,96

- Vào thời kỳ thu hoạch bộ lá trên cây chuyển sang màu vàng, một số lá có hiện t−ợng rụng nên chỉ số diện tích lá của giống đều giảm đi so với thời kỳ hình thành quả: giống L23 có LAI cao nhất đạt 3,23 m2 lá/m2đất tiếp đến là giống Shán dầu30 đạt 3,10 m2 lá/m2đất, giống L20 đạt 3,04 m2 lá/m2đất, giống có LAI thấp nhất là V79 chỉ đạt 2,59 m2 lá/m2đất.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy: Trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm thì giống L23 thể hiện khả năng tích lũy chất khô và số l−ợng nốt sần cao nhất và chỉ số diện tích lá chỉ đạt 4,97 m2 lá/m2đất, trong khi đó giống Shán dầu30 khả năng tích lũy chất khô thấp hơn nh−ng chỉ số diện tích lá lại cao nhất.

3.2.5. Đặc điểm phân cành, chiều cao cây của các giống lạc

Cây lạc có quá trình sinh tr−ởng dinh d−ỡng và sinh tr−ởng sinh thực vừa xúc tiến lẫn nhau trong thời kỳ đầu, vừa khống chế nhau trong thời kỳ sau. Sự sinh tr−ởng của cành liên quan đến sự sinh tr−ởng của cây, số cành cấp 1 cấp 2 trên cây ảnh h−ởng rất lớn đến năng suất sau này của lạc. Kết quả nghiên cứu theo dõi các chỉ tiêu này thu đ−ợc trong bảng 3.10.

- Số cành trên cây có liên quan trực tiếp đến số quả. Chandola (1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Bình và cộng sự, 1996) [4] cho rằng số cành cấp 1 có t−ơng quan thuận với năng suất còn cành cấp 2 có t−ơng quan nghịch với năng suất. Theo Nguyễn Thị Chinh (1996) thì những tính trạng có t−ơng quan chặt với năng suất là số cành cấp 1

(r = 0,672 **), số cành cấp 2 (r = 0,58 **). Lạc th−ờng ra hoa tập trung ở cành cấp 1 thứ nhất, chiếm 66% số l−ợng quả của cây, các cành khác chiếm khoảng 30%. Cành ra sớm phát triển nhanh, nhiều sẽ là cơ sở cho việc ra hoa tập trung, tích lũy chất khô, tạo điều kiện cho lạc đạt năng suất cao. Qua số liệu bản,g chúng tôi thấy số cành cấp 1 trên cây biến động từ 3,9 - 4,5 cành. Cao nhất là giống TB25 (4,5 cành), L20 có số cành/cây là 4,2 cành, giống có số cành/cây thấp nhất là giống L23 (3,9 cành). Số cành cấp 2 dao động từ 1,8 - 2,7 cành/cây, cao nhất là 2 giống TB25 và L23 (2,7 cành/cây), thấp nhất là giống Shán dầu30 (1,8 cành/cây).

Bảng 3.10: Đặc điểm phân cành, chiều cao cây của các giống lạc Số cành

Giống Chiều cao cây

(cm) Cấp 1 (cành) Cấp 2/cây (cành) L14 (đ/c) 47,9 4,1 2,3 TB25 46,6 4,5 2,7 Shán dầu 30 37,1 4,2 1,8 L24 40,8 4,1 2,2 V79 45,3 4,2 1,9 L20 44,5 4,3 2,4 L23 42,4 3,9 2,7 L18 41,6 4,0 2,2

- Chiều cao cây đ−ợc qui định bởi đặc tính di truyền của giống, các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Qua theo dõi cho thấy chiều cao cây vào thời điểm thu hoạch của các giống dao động từ 37,1 cm - 47,9 cm, giống có chiều cao cây cao nhất là giống L14 (47,9 cm), tiếp đến là giống TB25 (46,6 cm), giống có chiều cao cây thấp nhất là giống Shán dầu30 (37,1 cm).

3.2.6. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của các giống lạc thí nghiệm.

Trong sản xuất hiện nay sâu bệnh hại là một trong những yếu tố quan trọng ảnh h−ởng đến năng suất lạc của n−ớc ta và nhiều n−ớc trên thế giới. ở Miền Bắc n−ớc ta, hầu hết các giống đạng đ−ợc trồng trong sản xuất thuộc dạng hình Spanish rất

mần cảm với các bệnh hại lá, chúng làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất. Vì vậy đồng thời với việc chọn tạo giống có khả năng cho năng suất cao thì việc chọn đ−ợc những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận là một nhiệm vụ quan trọng. Các giống chống bệnh tốt sẽ góp phần làm ổn định năng suất trong các môi tr−ờng bất thuận. Nghiên cứu mức độ phản ứng với bệnh hại và khả năng thích ứng của các giống lạc tại Nghi Xuân chúng tôi thấy trong vụ xuân 2010 trên lạc xuất hiện rất nhiều sâu bệnh hại nh−: bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo rũ, bệnh ghỉ sắt, bệnh đốm nâu, sâu hại lá,... Trong các loại sâu bệnh hại đó thì bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo rũ, sâu hại lá là những đối t−ợng nguy hiểm chúng làm giảm mật độ, khả năng lây lan mạnh trong một số tr−ờng hợp gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (nhiệt độ, ẩm độ) chúng có thể gây thành dịch, đặc biệt trong những năm qua sâu xanh ăn lá đ6 xuất hiện hàng loạt trên một số ruộng trồng lạc. Chính vì thế chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh hại trên các giống tham gia thí nghiệm, kết quả đ−ợc ghi nhận trong bảng 3.11.

- Về sâu hại: Sâu xanh ăn lá gây hại trên tất cả các giống tham gia thí nghiệm, khả năng gây hại của chúng tập trung vào các giai đoạn 30 - 90 ngày sau gieo, lúc này cây lạc đang vào giai đoạn phát triển thân lá. Sâu hại lạc xuất hiện t−ơng đối sớm sau gieo 30 ngày, chiều h−ớng diễn biến sâu hại phức tạp trên các giống tham gia thí nghiệm. Giai đoạn 60 ngày sau gieo sâu hại xuất hiện với mật độ khá cao 3,8 con/m2 đối với giống L18, và mật độ sâu giảm dần cho đến 90 ngày sau gieo.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Bệnh có thể xuất hiện sau khi trồng 2 - 3 tuần (cây đ−ợc 2 - 3 lá thật). Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là một vài lá ngọn tái đi, hơi rủ xuống, lúc đầu cây có thể phục hồi về ban đêm hoặc khi trời râm mát. Sau đó các lá phía d−ới, cành và thân cây bị héo. Nếu cây bị bệnh ở giai đoạn ra hoa trở đi thì lúc đầu các lá ngọn bị héo một cành hoặc một nhánh, sau đó lan dần xuống phía gốc làm cho toàn bộ thân cây héo và gục xuống, lá vẫn giữ đ−ợc màu xanh. Rễ của cây bị nhiễm bệnh nặng đầu chóp rễ teo thắt lại, nếu đem ngâm rễ chính cắt ngang của cây bị bệnh vào cốc thuỷ tinh đựng n−ớc sạch sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng sữa tuôn ra. Đây là đặc điểm rõ nét nhất dùng để chẩn đoán nhanh bệnh héo xanh vi

khuẩn và cũng để phân biệt với các bệnh héo chết cây nh−ng nguyên nhân không phải do vi khuẩn. Thời kỳ sau gieo 90 ngày TLB cao nhất trong suốt thời gian sinh tr−ởng của cây, giai đoạn giống này giống Shán dầu30 TLB đ6 lên tới 4,62% trong khi đó ở giống L23 là 3,12% và giồng đối chứng L14 TLB là 4,01%.

Bảng 3.11: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống tham gia thí nghiệm

Sâu xanh hại lá (con/m2) Bệnh héo xanh vi khuẩn (TLB) Bệnh Thối đen rễ (TLB) Giống 30 60 90 30 60 90 30 60 90 TH L14 (đ/c) 2,6 3,4 1,4 0,12 2,93 4,01 0,28 3,13 6,12 2,10 TB25 2,3 2,7 1,2 0,20 4,03 3,26 0,3 3,46 6,25 1,16 Shán dầu 30 2,4 3,5 2,0 0,18 3,21 4,62 0,28 2,94 6,42 2,1 L24 2,3 2,3 1,5 0,3 2,88 4,40 0,2 3,19 6,05 2,21 V79 2,3 2,6 1,3 0,26 2,93 4,24 0,32 3,19 6,18 2,12 L20 2,0 2,8 1,4 0,22 3,34 4,20 0,31 3,42 6,24 1,79 L23 2,2 2,5 1,8 0,18 3,15 3,12 0,36 3,71 6,53 3,91 L18 2,2 3,8 1,6 0,2 4,04 4,13 0,18 2,96 6,55 1,2

Ghi chú: Đánh giá trong điều kiện tự nhiên - Bệnh Thối đen rễ Pythium sp

Bệnh phát sinh ở giai đoạn cây tr−ởng thành, ở những mùa vụ có m−a nhiều trên những chân ruộng không thoát n−ớc. Bệnh gây hại trên rễ, tia và quả, gây thối tia, thối quả. Cả quả non và quả già mô bệnh có dạng thấm n−ớc và dần dần chuyển sang màu nâu tối và màu đen gây thối nhanh chóng. Rễ cây bệnh bị biến màu, hệ rễ bị phá huỷ sau một thời gian ngắn xuất hiện triệu chứng héo. Những lá chét bị biến màu hoặc có màu xanh nhạt. Viền lá chét nhăn nheo và cong lên phía mặt trên của lá và cuộn lại. Một vài lá chét biến nâu và rụng sớm. Khă năng gây hại của bệnh cũng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc đạt năng suất cao trên đất cát ven biển huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 79 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)