Đánh giá hiện trạng mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắn gở tỉnh

Một phần của tài liệu SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANHTÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH KIÊN GIANG (Trang 28 - 30)

Kiên Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển thủy sản trên cả ba vùng sinh thái mặn, lợ và ngọt. Sau Nghị quyết 09/2000/NQ.CP, ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ, về một số chủ trương chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì diện tích và sản lượng các loài thủy sản năng nhanh, đăc biệt là tôm sú. Tiếp đó, ngày 25 tháng 1 năm 2008, Bộ NN&PTNN có Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS cho phép các tỉnh ven biển nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Theo khảo sát của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang hiện nay có trên 400 ha nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang chưa nắm được tình hình về những hộ nuôi trái phép, ngoại trừ các công ty Hạ Long, Minh Phú, Thông Thuận và Trung Sơn ở huyện Kiên Lương có đủ điều kiện và được phép nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng còn các hộ còn lại đều nuôi trái phép. Do đó, đây là con số thống kê chưa thực sự đầy đủ về tình hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Theo kết quả khảo sát, trong năm 2008, tỉnh Kiên Giang có 11 hộ nuôi thâm canh tôm chân trắngở 3 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất và Vĩnh Thuận.

Trong những năm qua, tình hình nuôi tôm sú tăng mạnh về cả diện tích và sản lượng (Bảng 4.1). Năm 2008 tổng diện tích nuôi tôm của Kiên Giang là 107.553 ha, tăng 6.186 ha so với năm 2007. Sản lượng đạt 101.229 tấn, tăng 5,84% so với năm 2007. Đầu năm 2008, do người nuôi tôm thả giống không tuân thủ lịch thời vụ, cải tạo môi trường nuôi không triệt để và thời tiết diễn biến bất thường dẫn đến thiệt hại khoảng 40.000 ha tôm sú luân canh với trồng lúa.

Theo Bảng 4.1 diện tích và sản lượng tôm nuôi khá lớn, tuy nhiên, diện tích và sản lượng của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm sú chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng diện tích nuôi tôm (chiếm 1,33% về diện tích và 7,55% về sản lượng vào năm 2008). Năm 2008, diện tích và sản lượng của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh lần lượt là 1.428 ha và 8.318 tấn, tăng lần lượt là 10,1% và 4,25% so với năm 2007.

Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng, năng suất nuôi tôm của tỉnh Kiên Giang (2003- 2008) (Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, 2009).

Năm Tổng diện tích nuôi tôm (ha) Diện tích TC & BTC (ha) Tổng sản lượng (tấn) Sản lượng mô hình TC & BTC (tấn) Năng suất (kg/ha/năm) Năng suât mô hình TC & BTC (kg/ha/năm) 2003 62.072 473 20.138 850 324 1.797 2004 79.202 674 25.865 1.245 327 1.847 2005 82.936 569 47.886 3.320 577 5.835 2006 92.230 1.247 66.768 6.681 724 5.358 2007 101.367 1.297 95.644 7.981 944 6.153 2008 107.553 1.428 110.229 8.318 1.025 5.825 Theo Bảng 4.1 năng suất trung bình có xu hướng tăng qua các năm, từ 324 kg/ha/năm vào năm 2003 tăng liên tục tới 1.025 kg/ha/năm vào năm 2008. Tuy nhiên, năng suất của mô hình thâm canh và bán thâm canh tăng đột biến từ 1.847 kg/ha/năm vào năm 2004 lên đến 5.835 kg/ha/năm vào năm 2005. Giai đoạn 2005-2008 năng suất tôm nuôi của mô hình thâm canh và bán thâm canh khá biến động và có xu hướng tăng chậm (Hình 4.1).

Hình 4.1: Biến động năng suất trung bình của mô hình thâm canh và bán thâm canh

Theo kế hoạch của Sở NN&PTNN tỉnh Kiên Giang, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh năm 2009 tăng lên 1.500 ha và sản lượng đạt khoảng 10.637 tấn. Nhìn chung, tôm dẫn là đối tượng được ưu tiên phát triển trong NTTS của Kiên Giang. Trong đó, tôm sú là đối tượng chủ lực tiếp tục phát triển.

5.825 6.153 5.358 5.835 1.847 1.797 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm kg/ha/năm

4.2. Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh

Một phần của tài liệu SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANHTÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH KIÊN GIANG (Trang 28 - 30)