Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi cho thấy mức độ đầu tư, mức độ thâm canh, trình độ kỹ thuật của người nuôi và năng lực sản xuất trên đơn vị diện tích. Qua kết quả điều tra, các thông số về kỹ thuật của mô hình thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng được thể hiện qua Bảng 4.3. Nhìn chung, mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm so với mô hình thâm canh tôm sú.
Mật độ thả giống
Mức độ đầu tư luôn tỷ lệ thuận với mật độ nuôi. Khi thả giống với mật độ càng cao thì chi phí vụ nuôi càng cao, đặc biệt là các khoảng chi phí thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý môi trường sẽ tăng theo và rủi ro dịch bệnh càng cao. Mật độ thả giống phụ thuộc vào khả năng tài chính đầu tư cho mô hình nuôi, trình độ kỹ thuật chăm sóc, quản lý ao nuôi và loài nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy mật độ thả giống Vụ 1 của các hộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trung bình là 108,8 con/m2 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mật độ thả giống của những hộ nuôi thâm canh tôm sú là 25,8 con/m2. Tương tự, mật độ thả giống vụ 2 của những hộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng là 116 con/m2 cao hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mật độ thả giống của những hộ nuôi thâm canh tôm sú là 14,3 con/m2. Nhìn chung, mật độ thả giống của những hộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng cao gấp 4,22 lần vào vụ 1 và 8,12 lần vào vụ 2 so với những hộ nuôi thâm canh tôm sú. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nuôi tôm thâm canh, khả năng thâm canh hóa của tôm thẻ chân trắng cao hơn so với tôm sú (Bảng 4.3).
Bảng 4.3: Thông tin kỹ thuật của mô hình thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Tôm sú TC Tôm thẻ chân trắng TC Vụ 1 Mật độ nuôi (con/m2
/vụ) 25,8±12,0a 108,8±12,1b
FCR 1,70±0,16b 1,21±0,09a
Tỷ lệ sống (%) 49,3±24,0a 59,1±37,2a
Năng suất (kg/ha/vụ) 3.400±2.175a 6.934±4.173b
Thời gian nuôi thực (ngày) 152,4±21,7b 81,0±34,7a
Kích cỡ thả giống (post) 12-15 8-10
Kích cỡ thu hoạch (g/con) 27,96±4,95b 10,78±1,32a Vụ 2 Mật độ nuôi (con/m2
/vụ) 14,28±4,49a 116,0±61,0b
FCR 1,65±0,12b 1,21±0,11a
Tỷ lệ sống (%) 66,1±16,7b 62,2±27,4a
Năng suất (kg/ha/vụ) 2.469±799a 7.032±3.376b
Thời gian nuôi thực (ngày) 150,8±10,7b 88,9±13,6a
Kích cỡ thả giống (post) 14-15 7-12
Kích cỡ thu hoạch (g/con) 27,45±7,13b 9,86±1,73a Cả năm Mật độ nuôi (con/m2
/vụ) 23,9±11,7a 113,2±47,2b
FCR 1,69±0,16b 1,21±0,10a
Tỷ lệ sống (%) 52,1±23,6a 61,0±30,0a
Năng suất (kg/ha/vụ) 3.244±2.033a 6.994±3.529b
Thời gian nuôi thực (ngày) 152,1±20,5b 85,9±22,9a
Kích cỡ thả giống (post) 12-15 7-12
Kích cỡ thu hoạch (g/con) 27,87±5,29b 11,18±1,67a Theo NACA (2006), mật độ nuôi tôm thâm canh trung bình ở khu vực ĐBSCL là 20,2 con/m2/vụ. So với kết quả trên, mật độ nuôi trung bình ở Kiên Giang cao hơn (23,9 con/m2/vụ). Theo kết quả khảo sát của Nguyến Thị Thúy (2008) nghiên cứu ở tỉnh Sóc Trăng, kết luận rằng mật độ thả giống của mô hình thâm canh tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng năm 2007 trung bình là 34,3 con/m2 vào vụ 1 và 26,2 con/m2 vào vụ 2. So sánh với kết quả này, mật độ nuôi thâm canh tôm sú ở tỉnh Kiên Giang năm 2008 điều thấp hơn ở cả vụ 1 và vụ 2. Cụ thể, mật độ nuôi thâm canh tôm sú cao hơn 1,33 lần vào vụ 1 và 1,83 lần vào vụ 2.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Phước (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên năng suất và hiệu quả kinh tế trong ao nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang đã chỉ ra rằng ở mật độ nuôi từ 15-40 con/m2 khi mật độ tăng thì năng suất tăng. Tuy nhiên, nuôi ở mật
độ 15-20 là mật độ nuôi vừa phải, có mức lãi ròng thích hợp, vừa giảm thiểu rủi ro và ô nhiễm môi trường.
Theo Nguyễn Huy Điền (2007) khuyến khích người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ vừa phải (70 con/m2), tối đa cũng chỉ nên thả ở mật độ 100 con/m2. Tuy nhiên, mật độ thả giống tôm thẻ chân trắng cả vụ 1 và vụ 2 điều cao hơn mật độ khuyến cáo trên và cao hơn 1,16 lần vào vụ 1 và 1,08 lần vào vụ 2. Tuy nhiên, theo Wyban (2007), mật độ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan dao động từ 120-200 con/m2 thì mật độ được thả nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Kiên Giang vẫn còn thấp.
Tính trung bình cả năm, mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là 113 con/m2/vụ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và gấp 4,74 lần so với mật độ nuôi tôm sú thâm canh (23,9 con/m2/vụ). Với mật độ này, để tăng tín bền vững trong tương lai của mô hình và giảm rủi ro, mật độ tôm thẻ chân trắng nên giảm nhẹ như các nhà khoa học đã khuyến cáo. Tóm lại, mức độ thâm canh của mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng cao hơn so với mô hình thâm canh tôm sú.
FCR (hệ số chuyễn hóa thức ăn)
FCR là lượng thức ăn tôm ăn vào để tăng trọng một đơn vị khối lượng. Giá trị FCR phụ thuộc vào loài, cách quản lý thức ăn, cho ăn và chất lượng thức ăn. Trong nuôi tôm thâm canh, người nuôi luôn muốn hạ thấp FCR để giảm chi phí sản xuất bằng cách chọn thức ăn có chất lượng tốt và quản lý thức ăn tốt trong quá trình nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy FCR trong mô hình nuôi thâm canh của tôm sú vào vụ 1 là 1,70 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng (1,21). Tương tự, ở vụ 2 FCR của mô hình thâm canh tôm sú là 1,65 cao hơn và có ý nghĩa thống kế (p<0,05) so với của mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng (1,21) (Bảng 4.3).
FCR của tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất hai loài tôm này, đặc biệt là trong mô hình thâm canh. Hệ số FCR thấp hơn góp phần giảm khối lượng thức ăn sử dụng để nuôi cùng khối lượng tôm thành phẩm. Bên cạnh đó, theo Briggs et al. (2004) nhu cầu protein đối với tôm thẻ chân trắng (20-35%) thấp hơn so với tôm sú (36-40%), nên giá thức ăn thấp hơn. Nhìn chung, FCR và giá thức ăn của tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú. Do đó, chi phí thức ăn để nuôi được một đơn vị khối lượng tôm thành phẩm của tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú.
Thật vậy, kết quả điều tra cho thấy giá thức ăn của tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với giá thức ăn của tôm sú. Cụ thể, giá thức ăn của tôm sú trung bình là 20,36 ngàn đồng/kg cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với giá thức ăn của tôm thẻ chân trắng (17,53 ngàn đồng/kg) (Bảng 4.4). Điều này càng khẳng định chi phí thức ăn để sản xuất 1 đơn vị khối lượng tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú.
Bảng 4.4: Giá của thức ăn công nghiệp của tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Thức ăn tôm sú Thức ăn tôm thẻ chân trắng
Giá thức ăn (ngàn đồng/kg) 20,36±0,98b 17,53±1,38a
Tóm lại, từ kết quả khảo sát và phân tích trên, trong mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với mô hình thâm canh tôm sú.
Tỷ lệ sống
Qua kết quả điều tra, tỷ lệ sống của mô hình nuôi thâm tôm thẻ chân trắng vụ 1 là 59,1% cao hơn không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với mô hình thâm canh tôm sú (49,3%). Tuy nhiên, ở vụ 2 mô hình tôm sú thâm canh có tỷ lệ sống là 66,1% cao hơn không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng (62,2%). Tính trung bình cả năm, tỷ lệ sống của mô hình tôm thẻ chân trắng là 61,0% cao hơn không có ý nghĩa (p>0,05) so với mô hình tôm sú thâm canh (52,1%) (Bảng 4.3).
Theo VIFEP-SUMA (2005), tỷ lệ sống trung bình của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam lần lượt là 45% và 30%. Nhìn chung, tỷ lệ sống trung bình của mô hình thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắngở Kiên Giang cao hơn so với tỷ lệ sống trung bình cả nước của hai đối tượng này. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Thúy (2008), tỷ lệ sống trung bình của tôm sú thâm canh ở Sóc Trăng ở vụ 1 và vụ 2 lần lượt là 58,7 con/m2 và 76,5 con/m2 cao hơn so với kết quả trên.
Như đã trình bày mô hình tôm thẻ chân trắng có khả năng thâm canh cao hơn so với mô hình thâm canh tôm sú. Và tỷ lệ sống của mô hình thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng khác biệt không có ý nghĩa. Điều này càng khẳng định ưu điểm về mặt kỹ thuật của mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng so với mô hình thâm canh tôm sú.
Năng suất cao luôn là điều mong đợi của người nuôi trồng sản. Kết quả điều tra cho thấy năng suất nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng vụ 1 là 6.934 kg/ha/vụ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nuôi thâm canh tôm sú là 3.400 kg/ha/vụ. Đồng thời, ở vụ 2 năng suất nuôi thâm canh tôm thẻ chân trăng là 7.032 kg/ha.vụ cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nuôi thâm canh tôm sú là 2.469 kg/ha/năm (Bảng 4.3). Như vây, cả 2 vụ năng suất nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng đều cao hơn so với năng suất nuôi thâm canh tôm sú. Điều này nói lên rằng trên cùng đơn vị diện tích, nếu nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng sẽ mang lại khối lượng tôm thu hoạch lớn hơn so với nuôi tôm sú.
Kết quả điều tra của Lê Thanh Tùng (2007), năng suất của mộ hình nuôi tôm sú TC/BTC đạt năng suất trung bình 3.130 kg/ha/vụ, thấp hơn so với vụ 1 nhưng cao hơn vụ 2 so với kết quả trên. Và theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Thúy (2008) năng suất của mô hình nuôi thâm canh tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng vụ 1, vụ 2 lần lượt là 3.500 kg/ha/vụ cao hơn và 2000 kg/ha/vụ thấp hơn so với kết quả điều tra trên.
Tuy năng suất nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng cao hơn so với tôm sú nhưng so với năng suất nuôi ở các nước lân cận như Thái Lan là 6-7 tấn/ha/vụ (Briggs et al., 2004) và đạt 24 tấn/ha/vụ (Wyban, 2007) thì năng suất trên còn rất thấp. Một phần do năm 2008 là năm đầu tiên người nuôi tôm ở tỉnh Kiên Giang được phép nuôi tôm, hầu hết chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Bảng 4.3 cho thấy năng suất trung bình cả năm của mô hình tôm thẻ chân trắng đạt năng suất 6.994 kg/ha/vụ cao hơn, có ý nghĩa (p<0,05) so với năng suất của mô hình tôm sú thâm canh (3.244 kg/ha/vụ), gấp 2,16 lần. Tóm lại, mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng có năng suất cao hơn so với mô hình thâm canh tôm sú.
Thời gian nuôi thực
Thời gian nuôi ngắn góp phần giảm rủi ro trong nuôi tôm, giúp tiết kiệm thời gian cho vụ nuôi, xoay nhanh đồng vốn, giảm chi phí lao động. Qua kết quả phỏng vấn, thời gian nuôi thực của tôm thẻ chân trắng trong mô hình thâm canh ngắn hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nuôi thâm canh tôm sú. Cụ thể thời gian nuôi thực của tôm sú vụ 1 là 152,4 ngày cao hơn vụ 1 tôm thẻ chân trắng (81,0 ngày). Và vụ 2 tôm sú là 150,8 ngày cao hơn tôm thẻ chân trắng (88,9 ngày) (Bảng 4.3).
Trung bình thời gian nuôi thâm canh của tôm thẻ chân trắng ít hơn 62-71 ngày so với nuôi tôm sú thâm canh. Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn nhưng một phần do nhu cầu thị trường ưu chuộng kích cỡ tôm nào hoặc với kích cỡ nào thu hoạch mang lại lợi nhuận tối ưu cho người nuôi. Thật vậy, so sánh với thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng với trung bình cả nước là 102 ngày/vụ (Quyen, 2007) và ở Thái Lan từ 105-120 ngày/vụ (Wyban, 2008) thì người nuôi ở tỉnh Kiên Giang có phần thu hoạch sớm hơn.
Kích cỡ thu hoạch
Bảng 4.3 cho thấy kích thu hoạch của mô hình tôm sú cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở cả vụ 1 và vụ 2. Cụ thể, kích cỡ thu hoạch tôm sú ở vụ 1 là 27,96 g/con cao hơn so với kích cỡ tôm thẻ chân trắng (10,78 g/con); ở vụ 2 kích cỡ thu hoạch của tôm sú là 27,45 g/con và tôm thẻ chân trắng là 11,37 g/con. Kích cỡ thu hoạch của tôm sú cao gấp 2,41-2,59 lần. Nhìn chung, kích cỡ thu hoạch của tôm sú cao hơn so với tôm thẻ chân trắng, với kích cỡ tôm thương phẩm lớn là yếu tố quyết định giá bán cao hơn.
Giữa những ưu điểm và hạn chế về mặt kỹ thuật đã được trình bày như trên. Trong điều kiện nuôi ở Kiên Giang, mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm và lợi thế cạnh tranh hơn so với mô hình nuôi thâm canh tôm sú. Tóm lại, mô hình tôm thẻ chân trắng có năng suất, mức độ thâm canh hóa cao hơn và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với mô hình thâm canh tôm sú.