Phòng trị bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh virus ấu trùng túi hại ong mật ở một số tỉnh miền bắc việt nam và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 29)

Cho ñến nay chưa có loại thuốc nào có hiệu quả ñối với bệnh ấu trùng túi, các loại thuốc kháng sinh cho ăn hoặc phun chỉ có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn kế phát (Phạm Viết Liên và cộng sự, 2004).

Từ khi xuất hiện bệnh, rất nhiều thuốc kháng sinh ñã ñược dùng ñể ñiều trị như: Kanamicin, Furazolidin, Sulfathiazonnatri, Erythomixin, Tetracyclin, KMnO4, Rivanol. Các loại thuốc trên ñược trộn với nước ñường có nồng ñộ 50% cho ong ăn hoặc phun lên bánh tổ nhưng kết quả của dùng việc rất hạn chế. Phạm Ngọc Viễn (1984) ñã xác ñịnh thuốc LGO có tác dụng ñiều trị bệnh tốt nhưng LGO có ảnh hưởng xấu ñến sức ñẻ trứng của ong chúa và ñòi hỏi liều lượng hết sức nghiêm ngặt, nếu cao quá làm ñàn ong bốc bay. Chính vì vậy bệnh virus ấu trùng túi ñược coi là bệnh nguy hiểm nhất ñối với ong nội ở Việt Nam (Phùng Hữu Chính, 1996).

ðiều trị bệnh ấu trùng túi bằng các biện pháp kỹ thuật sinh học ñã ñược một số tác giả ñề cập. Bao gồm thay chúa ñẻ ñàn bệnh bằng chúa tơ hoặc mũ chúa, nhốt chúa ñẻ ñàn bệnh trong lồng dây thép nhỏ 7-8 ngày, ñồng thời phải tiến hành với việc loại bỏ bớt cầu bệnh, cũ ñể ong phủ kín các cầu còn lại, cho ăn nước ñường 3-4 tối cho ñến vít nắp hoặc chuyển ñến nơi có nguồn mật dồi dào.

Hai biện pháp này có kết quả nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế:

-Làm chậm lại quá trình phát triển của ñàn ong, nhất là mùa dưỡng ong -Chữa triệu chứng chứ không phải chữa nguyên nhân gây bệnh

-Mầm bệnh vẫn còn trong ñàn ong, bệnh lại có thể tái phát (Phạm Viết Liên và cộng sự, 2004).

Năm 2004, Phạm Viết Liên và cộng sự ñã tiến hành thử nghiệm ñiều trị bằng chế phẩm hóa học S-95 dạng bột với liều lượng 100mg/cầu. Kết quả cho thấy S-95 có tác dụng chữa bệnh tốt nhưng bệnh có thể tái phát do mầm bệnh vẫn còn trong ñàn ong. Cũng trong năm này, các tác giả ñã tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất kháng huyết thanh và thử nghiệm kháng huyết thanh phòng trị bệnh (Bùi Văn Ngọc và cộng sự, 2004). Kết quả thu ñược rất khả quan nhưng rất khó áp dụng vào thực tế sản xuất.

Năm 2008, Lê Minh Hoàng ñã thử nghiệm sử dụng sữa chua ñể kiểm soát bệnh trên Apis mellifera tại tỉnh Bình Phước. Kết quả bước ñầu cho thấy tỉ lệ bệnh giảm ñáng kể, sữa chua khi phun làm chết nhiều ấu trùng. Ở thí nghiệm này, sữa chua có tác dụng cắt nguồn kí chủ và ñó có thể là tác ñộng làm khỏi bệnh chứ không phải ức chế ñược sự phát triển của virus.

Năm 2009, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ñã ban hành “Qui trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn – VietGahp” với một hệ thống các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, thu hoạch sản phẩm cũng như phòng trị bệnh cho ñàn ong. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn nên mới dừng lại ở mức chung chung với qui mô rộng và nhiều ñối tượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh virus ấu trùng túi hại ong mật ở một số tỉnh miền bắc việt nam và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 29)