§4 MÔ HÌNH HOÁ ĐƯỜ NG DÂY DÀI

Một phần của tài liệu Lập trình và ứng dựng matlab cho điều khiển tự động (Trang 132 - 134)

CHƯƠNG 7: POWER SYSTEM BLOCKSET

§4 MÔ HÌNH HOÁ ĐƯỜ NG DÂY DÀI

  Đường dây dài là đường dây có thông số rải. Nó được mô phỏng bằng 

khối Distributed Parameter Line. Nó được xây dựng trên cơ sở xét quá trình 

truyền sóng trên đường dây. Ta xét một đường dây dài 1000 km có mô hình 

(lưu trong ct7_3.mdl)như sau: 

 

Khi sử dụng mô hình ta phải khai báo điện trở, điện dung và điện cảm 

của đường dây trên một đơn vị dài, số pha và chiều dài của đường dây.  

 

§5. MÔ HÌNH HOÁ ĐƯỜNG DÂY BẰNG CÁC ĐOẠN pi 

Mục  đích của mô hình này là thực hiện  đường dây 1 pha với thông số  được tập trung trên từng  đoạn. Khối PI Section Line thực hiện  đường dây 

truyền tải một pha với thông số tập trung trên từng  đoạn pi.  Đối với  đường 

dây truyền tải, điện trở, điện cảm và điện dung phân bố đều trên suốt chiều 

dài. Một mô hình xấp xỉ đường dây thông số phân bố có được bằng cách nối 

nhiều  đoạn pi giống nhau. Không giống như  đường dây thông số rải có số 

trạng thái là vô hạn, mô hình tuyến tính các đoạn pi có số hữu hạn các trạng 

thái cho phép mô hình không gian‐trạng thái được dùng để rút ra đáp ứng tần 

số. Số đoạn được dùng phụ thuộc vào tần số được biểu diễn. Xấp xỉ tốt nhất 

thực hiện theo phương trình:  l 8 Nv fmax =   Trong đó:  • N : số đoạn pi  • v : tốc độ truyền sóng(km/s = 1/√L(H/km)C(F/km) 

• l : chiều dài đường dây(km) 

Ta xét đường dây trên không dài 100 km có tốc độ truyền sóng 300000 km/s, 

tần số lớn nhất biểu diễn được khi dùng 1 đoạn pi là 375Hz. Mô hình đơn giản 

này đủ dùng trong hệ thống truyền tải năng lượng. Ta xây dựng mô hình (lưu 

trong ct7_7.mdl)như sau: 

 

Ta nhập điện trở, điện cảm và điện dung trên một đơn vị dài vào 3 ô đầu tiên 

của hộp thoại. Nhập độ dài và số đoạn pi mong muốn vào 2 ô cuối. 

Một phần của tài liệu Lập trình và ứng dựng matlab cho điều khiển tự động (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)