Vận dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ trong kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 39 - 44)

thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ có thể đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bao gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Chứng từ ghi sổ

- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình từ ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ cụ thể như sau:

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ thì kế toán căn cứ vào Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, phải khóa sổ tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, ta tính được Tổng phát sinh Nợ, Tổng Phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo Cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải bảo đảm bảo Tổng phát sinh có bằng Tổng phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh và tổng sổ phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ kế toán chi tiết tài khoản Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại

Bảng cân đối số phát sinh CHỨNG TỪ GHI SỔ

Chứng từ kế toán Sổ cái tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ TỪ GHI SỔ

Sơ đồ 17: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Chú dẫn: Ghi hàng ngày

Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra

5. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại

5.1 Phân tích chung tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ hàng hóa là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Qua tiêu thụ, hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị biểu hiện dưới dạng tiền tề và kết thúc một vòng luân chuyển vốn.

Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng hàng hóa tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại hàng hóa, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ để có bức tranh khái quát về việc thực hiện tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.

Để phân tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của việc tiêu thụ hàng hóa ngoài những phương pháp kiểm kê hàng hóa, còn phải thông qua một số chỉ

tiêu xác định tình hình tiêu thụ hàng hóa cần thiết kết hợp với những phương pháp phân tích chính xác, hiệu quả để kịp thời có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Đây là khâu quan trọng sau quá trình tiêu thụ, bởi tại khâu này có ý nghĩa giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và góp phần tích lũy vào ngân sách, vào các quỹ của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cả cán bộ công nhân viên.

Với tầm quan trọng của việc phân tích tiêu thụ hàng hóa như vậy, nhiệm vụ của phân tích chung tình hình tiêu thụ bao gồm:

- Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá sự biến động về số lượng của hàng hóa trong quá trình tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp cũng như ở từng loại hàng hóa ở kỳ này so với kỳ trước.

- Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, nhập mua và khối lượng tiêu thụ hàng hóa để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó, và qua đó thấy được nhân tố nào quyết định đến việc ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tiêut thụ.

- Đề ra những phương pháp có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa cả về số lượng và chất lượng.

Phương pháp phân tích: dùng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp tỉ lệ để so sánh khối lượng hàng hóa tiêu thụ thực tế so với kế hoạch.

Để đánh giá chung tình hình tiêu thụ hàng hóa, ta sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ hàng hóa. Chỉ tiêu được tính như sau:

Tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ = n ∑q1i*p0i i=1 x 100 n ∑q0i*p0i i=1 Trong đó:

q0i, q1i: số lượng hàng hóa thứ i tiêu thụ kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện. p0i: giá bán đơn vị mặt hàng thứ i kỳ kế hoạch (không VAT).

Nếu tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ hàng hóa 100% → hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Nếu tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ hàng hóa <100% → không hoàn thành kế hoạch.

5.2 Phân tích chung tình hình lợi nhuận và đánh giá hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận hàng hóa thặng dư do kết quả của người lao động mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện của quá trình hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái hoạt động kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Nó đóng vai trò là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm:

- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. - Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận.

- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tang của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.

Đánh giá chung tình hình lợi nhuận bằng cách tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ (lợi nhuận gộp và lợi nhuận về tiêu thụ).

Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp thường tính toán và phân tích thông qua một số chỉ tiêu sau:

 Hệ số giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần

Hệ số GVHB so với

doanh thu thuần =

Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết, để đạt được 1 đồng doanh thu thì cần mấy đồng giá vốn hàng bán.

Hệ số CPBH so với doanh thu

thuần =

Chi phí bán hàng Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu cần bỏ ra mấy đồng chi hí bán hàng.

 Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần.

Hệ số CPQLDN so với doanh thu

thuần =

Chi phí QLDN Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết, để đạt được một để đạt được một đồng doanh thu thuần cần bỏ ra mấy đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Tỷ suất lợi nhuận gộp.

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

 Tỷ suất doanh lợi.

Tỷ suất doanh lợi = Lợi nhuận sau thuế * 100%

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có mấy đồng lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w