II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam
1. Công tác quản lí thu
2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả
Quản lí chi trả trợ cấp BHXH yêu cầu cơ quan BHXH quản lí đối tượng được hưởng theo từng loại chế độ, tình hình biến động tăng giảm và
kiểm tra xác định đúng đối tượng hưởng, quản lí số tiền chi trả theo từng kì thanh toán và đảm bảo an toàn nguồn tiền mặt trong suốt quá trình chi trả.
- Quản lí người phụ thuộc: ngay từ khi thực hiện việc đăng kí tham gia BHXH và ghi hồ sơ, phải cập nhật các thông tin chính xác về đối tượng phụ thuộc đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
- Lập báo cáo thống kê định kì về đối tưọng hưởng BHXH riêng cho từng loại trợ cấp định kì hay một lần, chi tiết theo từng loại chế độ và tách riêng theo từng đối tượng hưởng từ NSNN hay từ quỹ BHXH.
- Thiết kế, cải tiến và sửa đổi thủ tục xét hưởng trợ cấp đảm bảo đơn giảm, khoa học nhưng vẫn nhanh chóng và chính xác. Kiểm tra kĩ các điều kiện hưởng BHXH dựa vào các quy định về điều kiện hưởng cán bộ sẽ xem xét tư cách được hưởng của đối tượng và nhanh chóng ra quyết định từ chối hay chấp nhận trợ cấp. Để đảm bảo công việc trên được thực hiện nhanh chóng và chính xác yêu cầu cán bộ xét hưởng phải có trình độ và đạo đức tốt và nhận thức rõ được tầm quan trọng của công việc.
- Thu hồi số tiền chi sai nếu có căn cứ chính xác, xác định việc giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng trợ cấp BHXH. Khi đó cơ quan BHXH phải ngừng ngay việc thực hiện chi trợ cấp và nhanh chónh thu hồi số tiền đã chi sai về đồng thời nhanh chóng có biện pháp xử lí thích đáng.
Kết quả chi BHXH Việt Nam thực hiện sau đổi mới 1995 được thể hiện ở bảng số liệu 3. Bảng 3: Tình hình chi các chế độ BHXH từ 1995- 2004. Năm Tổng chi BHXH ( triệu đồng) Tỉ trọng từ NSNN (%) Tỉ trọng từ quỹ BHXH (%) Chi BHYT (%)
1995 1.153.984 96 4 - 1996 4.711.054 92 8 - 1997 5.756.618 90 10 - 1998 5.885.055 87 13 - 1999 5.955.971 84 16 - 2000 7.574.775 82 18 - 2001 9.215.061 79 21 - 2002 9.480.875 74 26 - 2003 15.934.778 62 31 7 2004 16.832.957 60 29 11 ( Nguồn BHXH Việt Nam)
Qua bảng 3 ta có thể nhận thấy BHXH Việt Nam số chi ngày càng tăng đặc biệt là từ năm 2003 khi chi BHYT được tính vào chi BHXH. Tình hình chi của BHXH Việt Nam có nhiều phức tạp vì những người về hưu trước năm 1995 còn hưởng các chế độ do NSNN cấp, quỹ BHXH chỉ chi trợ cấp cho các lao động về hưu sau 1995. Đặc biệt năm 2002 BHYT chính thức chuyển sang BHXH nên chi còn bao gồm cả mảng BHYT. Tỉ trọng chi từ nguồn ngân sách giảm, chi từ quỹ BHXH tăng đều, điều này cũng phù hợp với thực tiễn đối tượng chi trả của NSNN theo thời gian giảm dần, các đối tượng chi trả của quỹ BHXH ngày càng tăng. Theo tình hình như hiện nay thì chi từ NSNN sẽ giảm và theo dự tính 2050 thì các đối tượng này sẽ giảm hết và chi từ quỹ BHXH sẽ chiếm 100%, lúc đó NSNN chỉ đóng vài trò hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Năm 2004, toàn ngành giải quyết cho 93.289 người hưởng trợ cấp định kì, trong đó có 70.000 người hưởng chế độ hưu trí và giải quyết cho 159.989 lượt người hưởng trợ cấp một lần tăng 20.7% so với năm 2003. Khó khăn trong công tác này là sau khi nghỉ lao động nhiều người đã chuyển đến nơi khác vậy nên việc giải quyết các trợ cấp một lần là còn nhiều tồn đọng.