III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam
3. Một số kiến nghị
3.2. Kiến nghị về phía BHXH
- Xây dựng bộ máy quản lí với các cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn. Phân cấp chức năng quản lí theo các cấp cụ thể đối với mỗi đơn vị cấp quản lí. Tích cực thức hiện việc đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ trong ngành, thường xuyên thực hiện việc đánh giá lại đội ngũ cán bộ, viên chức của nganh.
- Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện những sai trái để có hình thức sử phạt hoặc báo cáo lên các ban ngành có liên quan. Bên cạnh đó cần có những hình thức kỉ luật nghiêm khắc đối với cán bộ của ngành có những sai phạm nghiêm trọng. Nên xây dựng phong trào thi đua, khen thưởng để kịp thời động viên các cán bộ có những thành tích trong công tác.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cũng như trang bị các máy móc hiện đại giúp cho công việc vừa nhanh chóng vừa tiết kiệm được chi phí. Thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Nội dung tuyên truyền phải thể hiện được các chính sách mới, hình thức tuyên truyền phải sâu rộng và dễ hiểu, phù hợp với các loại đối tượng.
- Cần phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan đến BHXH để kết hợp thực hiện công tác có hiệu quả. Đặc biệt với một số ban ngành sau: Liên đoàn lao động Việt Nam để đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH của người lao động; Ngành thuế để phối hợp kiểm tra quỹ lương của doanh nghiệp cũng như sự tham gia BHXH cho người lao động của các doanh nghiệp đó; Hệ thống ngân hàng để truy thu BHXH từ tài khoản của các đơn vị có tài khoản tại các ngân hàng; Với các trường đại học trong vấn đề đào tạo cán bộ.
- Xây dựng những báo cáo tài chính BHXH hàng năm và các dự toán tài chính trong những năm tiếp theo. Đồng thời phải dự tính được các thông số thông qua thống kê về số lượng, cơ cấu, độ tuổi,.... Từ đó phải dự toán được quá trình hưởng, khoản hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng để triển khai thực hiện điều chỉnh các mức đóng góp, tỉ lệ hưởng cho từng giai đoạn sao cho phù hợp. Đây cũng là căn cứ để BHXH đề nghị thay đổi chính sách cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong thời gian tới.
KẾT LUẬN:
Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, BHXH cũng được thực hiện đổi mới từ năm 1995. Với sự đổi mới trong quản lí BHXH cũng lập ra cơ chế tài chính mới với quỹ BHXH có thu và được quản lí độc lập với NSNN. Quỹ này do chính người lao động và người sử dụng lao động đóng góp tạo nên
dùng chủ yếu để chi trả cho các chế độ nhằm bù đắp cho những rủi ro mà người lao động gặp phải. Để tạo lập và quản lí hợp lí quỹ BHXH, đảm bảo khả năng chi trả, BHXH cần có hoạt động quản lí tài chính của mình sao cho hợp lí. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này tôi đã chọn đề tài: “ Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam thực trạng và giải pháp”
Trong chuyên đề thực tập của mình tôi muốn làm rõ vai trò, nội dung chính và những yếu tố tác động đế công tác quản lí tài chính của nước ta. Nghiên cứu thực trạng của công tác này đang được thực hiện tại BHXH Việt Nam và những kinh nghiệm quản tổ chức quản lí tài chính BHXH ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở phân tích các nội dung chính của hoạt động quản lí tài chính BHXH ở Việt Nam: hoạt động quản lí thu, chi, đầu tư tăng trưởng quỹ và cân đối quỹ. Với việc phân tích, tổng hợp đánh giá thông qua các số liệu của BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004 để từ đó đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở phân tích đó có đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị để khắc phục tình trạng tồn tại của BHXH Việt Nam trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp từ giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Phạm Thị Định và anh chị thuộc phòng Hành chính- Tổng hợp của BHXH Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đặc biệt nay.
Cuối cùng mong nhân được sự đóng góp từ các ban độc giả cho đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về chính sách BHXH- Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà nội 2003.
2. Giáo trình kinh tế bảo hiểm- Nhà xuất bản thống kê năm 2000. 3. Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của BHXH Việt Nam (1995-
2000).
4. Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003, 2004 của BHXH Việt Nam.
5. Tạp chí BHXH Việt Nam số 02/ 2004, số 2/2003, số 3/2003, số 9/2002, số 12/2002.
6. Tạp chí BHYT Việt Nam số 4/2002.
7. Luận văn K41- Khoa Bảo hiểm - Trường đại học Kinh tế quốc dân. 8. Đổi mới chính sách BHXH đối với người lao động, Ts Mạc Văn Tiến- Trần Quang Hùng- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội 1994.
9. Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách đảm bảo xã hội ở nước ta hiện nay, PGS- Ts Đỗ Minh Cương, PGS Mạc Văn Tiến- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội 1996.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH ... 3
I. Những vấn đề cơ bản về BHXH. ... 3
1. Tính tất yếu khách quan của BHXH... 3
2. Khái niệm BHXH. ... 5
3. Bản chất và chức năng của BHXH. ... 7
3.1. Bản chất của BHXH. ... 7
3.2. Chức năng của BHXH. ... 8
4. Nguyên tắc hoạt động của BHXH. ... 9
5. Các chế độ của BHXH. ... 10
6. Quỹ BHXH và phân loại quỹ BHXH. ... 12
6.1. Quỹ BHXH. ... 12
6.2. Phân loại quỹ BHXH: ... 14
II. Quản lí tài chính BHXH... 14
1. Khái niệm chung về quản lí tài chính BHXH. ... 14
2. Nội dung quản lí tài chính BHXH. ... 17
2.1.Quản lí thu BHXH. ... 17
2.2. Quản lí chi BHXH. ... 19
2.3. Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. .... 21
2.4. Quản lí hoạt động cân đối quỹ. ... 21
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lí tài chính BHXH. ... 22
III. Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính BHXH. ... 23
2. Quản lí tài chính BHXH của Trung Quốc. ... 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH TẠI VIỆT NAM... 27
I. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam. ... 27
1. Khái quát về sự hình thành và quá trình phát triển của BHXH Việt Nam ... 27
1.1.BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995. ... 27
1.2. BHXH Việt Nam giai đoạn sau 1995. ... 29
2. Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay. ... 31
3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam. ... 33
II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. ... 37
1. Công tác quản lí thu. ... 37
1.1.Quản lí đối tượng tham gia. ... 37
1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp. ... 42
1.3. Quản lí tiền thu BHXH. ... 43
2. Quản lí chi BHXH. ... 48
2.1. Chi các chế độ BHXH. ... 48
2.1.1. Phân cấp chi trả. ... 49
2.1.2. Phương thức chi trả.... 50
2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả. ... 50
2.2. Chi quản lí hoạt động bộ máy. ... 53
3. Quản lí hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. ... 55
3. Quản lí hoạt động cân đối quỹ BHXH. ... 57
III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. ... 60
1. Những kết quả đạt được. ... 60
1.1. Hình thành hệ thống pháp lí làm cơ sở cho cơ chế quản lí tài chính BHXH: ... 60
1.2. Hình thành quỹ BHXH được quản lí tập trung và độc lập với
NSNN. 61
1.3. Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lí an toàn qua hệ
thống tài khoản thu BHXH Việt Nam. ... 61
1.4. Thực hiện chi trả các chế độ vừa nhanh chóng, kịp thời vừa đảm
bảo tính chính xác. ... 62
1.5. Quỹ đã có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, giảm được
nhược điểm của cơ chế quản lí PAYGO. ... 63 2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân. ... 63
2.1. Việc số người tham gia còn ít đặc biệt là tình trạng trốn tham gia,
trốn đóng, nợ đọng phí BHXH còn rất phổ biến. ... 63
2.2. Trong công tác chi trả BHXH Việt Nam còn nhiều hiện tượng sai
sót trong xét duyệt, tình trạng tồn đọng trong giải quyết chế độ vẫn tồn
tại. ... 64
2.3. Công tác đầu tư bảo tồn và phát triển quỹ tuy đã có thu nhưng còn hạn chế lợi nhuận từ đầu tư còn rất nhỏ. ... 65 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TỚI... 66
I. Những quan điểm chủ yếu về vấn đề quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn tới. ... 66
1. Quan điểm trong xây dựng chính sách BHXH. ... 67 2. Những quan điểm cụ thể trong công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn tới. ... 67 II. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lí tài chính BHXH trong gian đoạn tới... 68
1. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống BHXH CHLB Đức và Trung Quốc. ... 68
2. Những giải pháp cụ thể. ... 69
2.1. Giải pháp cho công tác quản lí thu BHXH. ... 69
2.2. Giải pháp cho công tác quản lí chi các chế độ BHXH. ... 71
2.3. Giải pháp cho công tác chi quản lí. ... 73
2.4. Giải pháp đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. ... 74
2.5. Giải pháp về quản lí cân đối quỹ. ... 76
3. Một số kiến nghị. ... 78
3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước. ... 78
3.2. Kiến nghị về phía BHXH. ... 79
KẾT LUẬN... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 82