Việc hạch toán nguyên vật liệu tại công ty sử dụng nhiều tài khoản liên quan như: TK 152, 151, 111,112, 331,621... nhưng trong phạm vị báo cáo này em xin được nêu nội dung và kết cấu của hai tài khoản chủ yếu là TK152 và TK331.
Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu
- Tác dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ, kho tuỳ theo phương diện quản lý và hạch toán của từng đơn vị.
- Kết cấu:
+ Bên nợ: Phản ánh giá thực tế làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ như mua ngoài, tự gia công chế biến, nhận góp vốn….
+ Bên có: Phản ánh giá thực tế làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ như mua ngoài, tự gia công chế biến, nhận góp vốn….
+ Số dự bên nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu tồn kho ( cuối kỳ)
Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2: TK 1521: Vạt liệu chính
TK 1522: Vật liệu phụ TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
TK 1525: Vật tư, thiết bị xây dựng cơ bản TK 1528: Vật liệu khác.
• Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán
- Tác dụng: Tài khoản này dùng để thanh toán về các khoản nợ phảI trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp hợp đồng theo dịch vụ kinh tế đã ký kết.
- Kết cấu:
+Bên Nợ:
o Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp.
o Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
o Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng.
o Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
+Bên Có:
o Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp.
o Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tinh nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức.
+Số dư bên Có:
o Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
o Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (Nếu có) phản ánh số tiền đó ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.
Căn cứ vào giấy nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết thì khi hàng về đến nơi có thể lập ban kiểm nhận vật liệu cả về số lượng, chất lượng, quy cách. Ban kiểm nhận căn cứ vào kết quả thực tế để ghi vào “Biển bản kiểm kê vật tư” sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập “Phiếu nhập kho” vật tư trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho. Thủ kho sẽ ghi số thực nhập vào phiếu rồi chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. Trường hợp phát hiện thừa thiếu, sai quy cách, thủ kho phải báo cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao lập biên bản.
Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán vật liệu ở Doanh nghiệp thường bao gồm:
- Hoá đơn bán hàng (nếu tính theo phương pháp trực tiếp).
- Hoá đơn GTGT (nếu tính theo phương pháp khấu trừ)
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, phiếu xuất kho … tuỳ theo từng nội dung chủ yếu của từng Doanh nghiệp.