Vẻ ngoài của màn hình Midnight Commander

Một phần của tài liệu Tự hoc sử dụng Linux (Trang 136 - 138)

4 Làm quen với hệ thống tập tin ext3fs

6.2 Vẻ ngoài của màn hình Midnight Commander

Hình 6.1: Giao diện tiếng Việt của Midnight Commander

chính xác nữa, vì việc nhấn phím đã bị vỏ đồ họa chiếm lấy. Sự không tương ứng như vậy thường gặp ở những chỗ nói về phím “nóng”.

Trong phần lớn các bản phân phối chương trình Midnight Commander không được tự động cài đặt cùng với hệ thống. Nhưng các gói (rpm, deb, tgz . . . ) của Midnight Commander sẽ có trên đĩa, và việc cài đặt từ các gói này là không khó khăn gì. Và bởi vì chương trình này sẽ làm cho bạn đọc “dễ thở” hơn, tác giả rất muốn rằng chương trình sẽ được cài đặt ngay sau khi cài xong hệ điều hành.2

6.2 Vẻ ngoài của màn hình Midnight Commander

Để khởi động Midnight Commander, cần gõ vào dòng lệnh shell câu lệnh mc

và nhấn <Enter>. Nếu ứng dụng không chạy, thì cần tìm xem tập tin chương trình mc nằm ở đâu (có thể dùng câu lệnh find / -name mc -type f), sau đó gõ vào dòng lệnh đường dẫn đầy đủ tới tập tin đó, ví dụ, trên máy tác giả là

/usr/bin/mc. Sau khi chạy chương trình, bạn đọc sẽ thấy màn hình màu da trời làm chúng ta nhớ đến màn hình chương trình Norton Commander cho MS-DOS hay chương trình FAR cho Windows như trong hình6.2.

Gần như toàn bộ không gian màn hình khi làm việc với Midnight Commander bị chiếm bởi hai “bảng”3 hiển thị danh sách tập tin của hai thư mục. Ở phía trên hai bảng này là trình đơn (thực đơn). Có thể chuyển đến trình đơn để chọn các lệnh có trong đó bằng phím <F9> hoặc nhờ phím chuột (nếu như sau khi khởi

2Ngoài ra người dịch cuốn sách này cũng đã dịch giao diện của Midnight Commander ra tiếng Việt. Vì thế nếu muốn bạn có thể sử dụng giao diện tiếng mẹ đẻ của Midnight Commander.

Hình 6.2: Vẻ ngoài của màn hình Midnight Commander

độngmcbạn đọc không nhìn thấy dòng trình đơn đâu, thì cũng đừng buồn, vì có hiển thị trình đơn hay không được xác định bởi cấu hình chương trình).

Dòng dưới cùng là dãy các nút, mỗi nút tương ứng với một phím chức năng <F1> – <F10>. Có thể coi dòng này là lời mách nước về cách sử dụng những phím chức năng đã nói, và còn có thể chạy trực tiếp các câu lệnh tương ứng bằng cách nhấn chuột vào các nút này. Việc hiển thị các nút có thể tắt đi, nếu như bạn đọc muốn tiết kiệm không gian màn hình (cách làm sẽ có sau này khi chúng ta nói về cấu hình chương trình). Sự tiết kiệm có hai lý do. Thứ nhất, bạn đọc sẽ nhanh chóng nhớ được công dụng của 10 phím này, và lời mách nước sẽ trở thành không cần thiết (và việc nhấn chuột lên các nút không phải lúc nào cũng thuận tiện). Thứ hai, thậm chí nếu bạn đọc không nhớ phải dùng phím nào để thực hiện công việc mong muốn, thì vẫn có thể sử dụng trình đơnFile(Tập tin) trong trình đơn chính của chương trình (chỉ cần nhớ rằng, phím để chuyển vào trình đơn chính là <F9>). Qua trình đơn File(Tập tin) có thể thực hiện bất kỳ thao tác nào mà thông thường phải nhờ các phím chức năng, ngoại trừ <F1> và <F9>.

Dòng thứ hai từ dưới lên là dòng lệnh của chương trình Midnight Commander (hay chính xác hơn là dòng lệnh của shell hiện thời). Ở đây có thể nhập và thực hiện bất kỳ câu lệnh nào của hệ thống. Ở phía trên dòng này (nhưng phía dưới các bảng) có thể hiển thị “những lời khuyên có ích” (hint4s). Cũng có thể bỏ đi dòng lời khuyên này khi điều chỉnh cấu hình của chương trình.

Mỗi bảng gồm phần đầu, danh sách tập tin của một thư mục nào đó và dòng trạng thái nhỏ (mini-status, có thể không hiển thị nếu đặt trong cấu hình chương trình). Trong phần đầu của mỗi bảng là đường dẫn đầy đủ đến thư mục có nội dung được hiển thị, và đồng thời còn có ba nút – “<”, “v” và “>” sử dụng để điều khiển chương trình bằng chuột (những nút này không làm việc nếu như bạn đọc chạy mc trong trình giả tạo (emulator) terminal). Trên dòng trạng thái nhỏ có hiển thị một vài dữ liệu về tập tin hay thư mục đang được thanh chiếu sáng chỉ đến (ví dụ, kích thước tập tin và quyền truy cập).

Một phần của tài liệu Tự hoc sử dụng Linux (Trang 136 - 138)