Chương trình gzip

Một phần của tài liệu Tự hoc sử dụng Linux (Trang 100 - 101)

4 Làm quen với hệ thống tập tin ext3fs

4.7.2Chương trình gzip

Mặc dù chương trìnhtartạo ra kho tập tin, nhưng như đã nói ở trên, nó không nén kho này lại mà chỉ kết hợp các tập tin riêng rẽ vào một tập tin chung. Để nén tập tin này lại thường sử dụng câu lệnh gzip. Trường hợp đơn giản nhất của lệnh này trông như sau:

[user]$ gzip tên_tập_tin

Trên dòng lệnh có thể đưa ra cùng lúc vài tên hoặc “mẫu tên” tập tin. Nhưng khi này mỗi tập tin sẽ được nén riêng rẽ, chứ không tạo một tập tin chung.

Đểgiải néntập tin hãy dùng một trong hai câu lệnh sau:

[user]$ gzip -d tên_tập_tin

hoặc

[user]$ gunzip tên_tập_tin

Tập tin ban đầu sau khi nén sẽ bị xóa, chỉ còn lại tập tin đã nén. Còn khi giải nén thì tập tin nén sẽ bị xóa, chỉ còn lại tập tin bình thường. Chúng ta có cảm giác như tập tin được “đưa ra, đưa vào” một kho. Nhưng đó là những tập tin

hoàn toàn khác nhau! Hãy sử dụng lệnhls -i để kiểm tra chỉ số inode của chúng.

Bây giờ chúng ta sẽ liệt kê một vài tùy chọn có ích của chương trìnhgzipvào bảng4.6.

Bởi vì chương trìnhgzipkhông có khả năng lưu nhiều tập tin vào trong một tập tin, nên thường dùnggzipđể nén những kho tập tin dotartạo ra. Hơn nữa còn có thể sử dụng “kết hợp” hai chương trình này. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này ngay sau.

Bảng 4.6: Những tùy chọn chính của chương trìnhgzip

Tùy chọn Ý nghĩa

-h, --help Hiển thị trợ giúp ngắn gọn về cách sử dụng chương trình.

-l, --list Đưa ra tên tập tin nằm trong tập tin nén, kích thước của nó và mức độ nén (tính theo %).

-L, --license Hiển thị số phiên bản và bản quyền của chương trình.

-N, --name Lưu hoặc phục hồi tên ban đầu và thời gian tạo tập tin.

-n, --no-name Không lưu hoặc không phục hồi tên ban đầu và thời gian tạo tập tin.

-q, --quiet Bỏ đi những cảnh báo.

-r, --recursive Nén toàn bộ (đệ quy) thư mục. Sử dụng trong trường hợp có đưa ra “mẫu tên” tập tin.

–S .suf, —-suffix .suf

Thêm phần sau (suffix) vào tên tập tin nén. Theo mặc định sử dụng phần sau làgz.Chú ý: nếu sử dụng phần sau khác

“gz” thì khi giải nén chương trình sẽ đưa ra thông báo lỗi dạng “unknown suffix – ignored” (phần sau không biết – lờ đi).

-t, --test Thử (kiểm tra) tính nguyên vẹn của tập tin nén.

-v, --verbose Đưa ra các thông báo phụ trong khi làm việc.

-V, --version Hiển thị phiên bản của chương trình.

-1, --fast Nén nhanh (mức độ nén thấp).

-9, --best Mức độ nén mạnh hơn. Kích thước tập tin thu được nhỏ hơn nhưng tất nhiên là sẽ lâu hơn.

Một phần của tài liệu Tự hoc sử dụng Linux (Trang 100 - 101)