Những giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường (Trang 32 - 37)

III. Đánh giá chung về tác động của dự án nhà máy thủy điện Sơn La 1 Những tác động xấu của dự án đem lại.

2.Những giải pháp khắc phục.

Để đảm bảo độ an toàn của đập đồng thời khắc phục những vấn đề môi trường do dự án đem lại, giải pháp đầu tiên có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là phải nghiên cứu, tính toán bồi lắng và nước dềnh ứng với các phương án xây dựng khác nhau của hồ chứa Sơn La và sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn để xây dựng đập cho hồ thủy điện. Để tránh những ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng mà nó gây ra. Với các thông số kỹ thuật và qui trình vận hành hiện tại, trong trường hợp không có công trình thủy điện Sơn La, hồ chứa Hòa Bình sẽ hoạt động hiệu quả trong khoảng 90-100 năm. Tuy nhiên, do 70% bùn cát lắng đọng trong dung tích chết, nên đến năm 2080, dung tích hữu ích và phòng lũ của hồ tương ứng sẽ bị giảm xuống còn khoảng 74% và 75% dung tích ban đầu, bãi ngầm bùn cát bồi lắng tiến về cách đập khoảng 20 km, cao trình bồi lắng trước đập đạt xấp xỉ 40 m.Với các thông số kỹ thuật dự kiến sẽ triển khai với dự án nhà máy thủy điện Sơn La, hồ chứa Sơn La thấp sẽ hoạt động có hiệu quả trong phạm vi 80 năm, trung bình hàng năm hồ bị bồi lấp 40,3 triệu m3 với khoảng 47% bùn cát lắng đọng ở phần dung tích chết; hồ chứa Sơn La cao sẽ hoạt động có hiệu quả trong phạm vi 160 năm, trung bình hàng năm bị bồi lấp 51,8 triệu m3 với khoảng 32% bùn cát lắng đọng ở phần dung tích chết; hồ chứa Lai Châu sẽ hoạt động có hiệu quả trong phạm vi 50 năm, trung bình hàng năm bị bồi lấp 39,02 triệu m3 với khoảng 48% bùn cát lắng đọng ở phần dung tích chết; ; hồ chứa Sơn La nhỏ trong trường hợp có hồ Lai Châu sẽ hoạt động có hiệu quả trong phạm vi 100 năm, trung bình hàng năm bị bồi lấp 32,3 triệu m3 với khoảng 55,1% bùn cát lắng đọng ở phần dung tích chết .Nếu qui trình vận hành hồ vẫn giữ như hiện nay, dưới tác động của công trình

thủy điện Sơn La, hệ số bồi lắng cát bùn hồ Hòa Bình sẽ bị giảm mạnh từ 0,71 xuống còn 0,45, lượng bùn cát bồi lắng chỉ bằng 30-15 % so với trường hợp không có hồ chứa Sơn La, thời gian hoạt động hiệu quả của hồ kéo dài gấp đôi. Tránh được bùn cát lắng đọng dưới lòng hồ không chỉ làm tăng độ an toàn của các con đập mà nó còn làm cho chất lượng nguồn nước được cải thiện đáng kể. Điều này sẽ hạn chế môi trường sống của ốc sên và những côn trùng gây bệnh. Mặt khác, bê tông là một loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong hầu hết các công trình xây dựng. Với ưu điểm dễ tạo hình, khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ cao, lại tận dụng được nguồn vật liệu địa phương, nên cho tới nay trong lĩnh vực xây dựng công trình, chưa có loại vật liệu nào có ưu thế bằng bê tông. Công nghệ bê tông đầm lăn là một công nghệ rất có hiệu quả tận dụng được một cách tối đa ưu điểm của bê tông. Công nghệ BTĐL bắt đầu được áp dụng từ những năm 60 ở một số nước như Canada, Italia, Đài Loan và sau đó đã được lần lượt áp dụng ở nhiều nước khác nhờ các đặc tính ưu việt như tốc độ thi công nhanh, giá thành thấp.

Về tốc độ thi công: Công nghệ BTĐL cho phép thi công bê tông nhanh trên một số dạng công trình, đặc biệt là các đập bê tông trọng lực. Vì sử dụng ít chất kết dính, nhiệt thuỷ hoá trong một đơn vị thể tích bê tông thi công bằng công nghệ đầm lăn thấp hơn bê tông thường, nên khi thi công bằng công nghệ này ít phải đợi cho các khối đổ hạ nhiệt hơn, cho phép thi công đập nhanh hơn trong cả điều kiện mùa hè cũng như mùa đông. Nhờ vậy có thể nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả của vốn đầu tư.

Về giá thành: Theo các nhà thống kê phân tích, nói chung giá thành công trình đập thi công bằng công nghệ BTĐL rẻ hơn từ 25% đến 40% so với đập thi công bằng công nghệ truyền thống. Ngoài ra, BTĐL cho phép sử dụng phụ gia khoáng hay chất độn từ phế thải công nghiệp với hàm lượng lớn, giúp giải quyết xử lý các bãi thải đang làm ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích đất canh tác. Như vậy, việc sử dụng cả hai hướng giải quyết này sẽ đồng thời giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng như môi trường và đảm bảo độ an toàn của đập. Bê tông đầm lăn có thể sử dụng chất độn công nghiệp với hàm lượng lớn, giải quyết phần nào gánh nặng dọn sạch lòng hồ để tránh gây ô nhiễm môi trường như đã phân tích ở trên.

Công trình thuỷ điện Sơn La là dự án có qui mô di dân lớn nhất nước ta từ trước tới nay, với việc di dời khoảng 18.200 hộ, trên 91.000 nhân khẩu. Người dân di dời, tái định cư chủ yếu là đồng bào ít người nên việc quy hoạch, tính toán phương án khả thi khá phức tạp. Việc làm này vừa phải đảm bảo các yêu cầu của công tác di dân, vừa đảm bảo các yêu cầu giữ gìn và xây dựng rừng tạo nguồn nước cho nhà máy thuỷ điện vận hành sau này. Vì thế, dự án bồi thường di dân tái định cư đối với công trình thuỷ điện Sơn La được coi là ngang tầm với việc xây dựng đập và nhà máy.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc trong di dời tái định cư xây dựng đập thuỷ điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử, thành công của dự án bồi thường di dân tái định cư đóng vai trò quýêt định cho sự thành công và bền vững của dự án xây dựng nhà máy và vận hành sau này. Vì vậy, không thể quan niệm tái định cư chỉ là công việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng nhà máy mà phải được coi như một cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, phân bố lại khu dân cư với quy mô lớn trên lãnh thổ Tây Bắc nói chung, 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La nói riêng.

Từ thực tế thí điểm, có thể thấy một số vấn đề tồn tại như: di dân tái định cư chưa gắn với quy hoạch tổng thể của toàn vùng và từng khu vực cụ thể; quy hoạch tái định cư chưa gắn với quy hoạch xây dựng phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ cho thuỷ điện Sơn La nói riêng.

Theo tài liệu điều tra “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp vùng ảnh hưởng của công trình

thuỷ điện Sơn La” thì diện tích rừng chỉ có 166.378 ha, dộ che phủ chỉ chiếm 22,4%. Thậm chí

độ che phủ rừng trên lãnh thổ tỉnh Lai Châu cũng chỉ 19%. Theo quy chế quản lí rừng của Ngành lâm nghiệp, thì rừng được chia làm 3 loại: Rừng đặc dụng (các vườn quốc giai và các khu bảo tồn thiên nhiên), rừng phòng hộ (giữ nước, bảo vệ đất, chống xói mòn…) và rừng sản xuất. Theo tiêu chí này, vùng ảnh hưởnh đến công trình thuỷ điện Sơn La, rừng phòng hộ phải chiếm 85,6%, diện tích chia thành 3 cấp: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Cấp rất xung yếu thường ở địa hành có độ dốc lớn và sát mép sông. Trong diện tích rừng phòng hộ thì cấp rất xung yếu chiếm 51,7%. Với cấp độ này, muốn phát huy được chức năng phòng hộ thì độ che phủ của rừng phải đạt trên 90%. Những theo số liệu điều tra hiện nay, độ che phủ vùng ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La chỉ là 10%, MỘT TỶ LỆ ĐÁNG BÁO ĐỘNG (!). Do vậy, Sông Đà trở nên “hung dữ” về mùa mưa và cạn vào mùa khô.

Muốn “trả lại đất cho rừng” phải làm tốt công tác quy hoạch, tính toán lập các phương án khả thi. Hiện nay ở Sơn La, kể từ khi huyện Phù Yên, Bắc yên trở lên, nhất là dọc lưu vực ven sông Đà, diện tích trồng ngô lấn át cả diện tích rừng. Lối thoát hiện nay chỉ có thể là quy hoạch khu tái định cư gắn với quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ cho Thuỷ điện Sơn La, thực hiện theo phương châm: Dân gắn với rừng, rừng gắn với nhà máy. Hiệu quả hoạt động của nhà máy phụ thuộc vào việc cung cấp nước của rừng phòng hộ với cơ chế chia sẻ lợi ích, nhà máy “nuôi rừng”, nuôi dân giữa rừng. Nếu làm tốt công tác này thì rừng phòng hộ sẽ được khôi phục một cách nhanh chóng, nó cũng sẽ tạo ra chỗ ở cho các loài động vật bị mất nơi cư trú do diện tích rừng đã mất. Nó cũng tạo điều kiện khôi phục, bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, cân bằng sinh thái, bảo vệ hệ động thực vật phong phú và đa dạng vốn có.

Theo chính sách, nhà máy Thuỷ điện đi vào vận hành phải nộp 8 – 12% tổng giá trị sản lượng điện theo thương phẩm về thuế sử dụng tài nguyên nước, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, hiện nay mỗi năm nộp khoảmg 40 tỷ đồng thuế tài nguyên nước cho tỉnh Hoà Bình và Sơn La. Với cơ chế này, các khu rừng phòng hộ sẽ bán “nước” cho nhà máy thuỷ điện.

Để đảm bảo công tác tái định cư được thành công, Đảng và Nhà nước cũng đã có rất nhiều chủ trương, kế hoạch rất có hiệu quả cho công tác này. Đó là công tác liên quan đến quy hoạch khu tái định cư, xây dựng cơ sở vật chất cho khu tái định cư, chính sách hỗ trợ cho người dân khu tái định cư, chính sách đề bù thỏa đáng và những quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân thuộc diện phải di rời cho thủy điện Sơn La.

TỔNG KẾT

Công trình xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là một công trình trọng điểm Quốc gia có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của đất nước trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để đầu tư cho dự án này, Nhà nước đã phải đầu tư hơn 36 nghìn tỷ đồng. Một khối lượng đầu tư rất lớn. Cùng với đó là rất nhiều dự án không thể thực hiện để ưu tiên cho dự án lớn này. Dù có rất nhiều ý kiến cho rằng xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là vô cùng mạo hiểm, mức độ rủi ro của nó đạt đến mức “siêu cấp”. Tuy nhiên dự án vẫn được Quốc hội thông qua và nhân dân ủng hộ. Điều đó có thể thấy được vị trí vô cùng to lớn của nhà máy thủy điện Sơn La và những kỳ vọng do nó tạo ra.

Bất kỳ một dự án nào đều có những tác động tích cực và những mặt hạn chế của nó. Tuy nhiên, một dự án được thông qua nếu như những tác động có lợi của nó lớn hơn rất nhiều so với những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra. Đặc biệt khi mà những ảnh hưởng cũng như những tác động bất lợi đó có thể được giải quyết hiệu quả. Dự án thủy điện Sơn La là một dự án như thế. Những tác động nghiêm trọng của nó đến môi trường sinh thái, về vấn đề ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học hay ô nhiễm nguồn nước có thể giải quyết, nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan chức năng thì những vấn đề đó không phải là đáng lo ngại. Những vấn đề đó sẽ được giải quyết một cách tối đa khi có sự quyết tâm của cả bộ máy chính quyền và đặc biệt là của những người dân sinh sống trong vùng ảnh hưởng của dự án. Thay vào đó là những lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại đặc biệt là về mặt kinh tế và xã hội. Những lợi ích này có thể đo được bằng giá trị, cũng có thể là vô giá. Việc đánh giá tác động môi trường của dự án đã cho

chúng ta thấy rõ cần phải làm gì và có thái độ như thế nào đối với công trình được coi là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á này sao cho đúng đắn nhất. Và cũng cho thấy ý nghĩa vô cùng to lớn của công trình đối với vùng Tây Bắc nói riêng và với cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường (Trang 32 - 37)