IV. Các khoản đầu tư tài chính khác
2.4.7 Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Hệ số lãi gộp
-Hệ số lãi gộp
Lãi gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Nếu không tính đến chi phí kinh doanh hệ số lãi gộp sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh hệ số lãi gộp phản ánh khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến.
Hệ số lãi gộp = Lãi gộp
-Suất sinh lời của doanh thu (ROS)
Suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế (ROS: Return on Sales) Doanh thu thuần
Hệ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này là thước đo phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số lãi ròng. Hệ số này thay đổi phản ánh sự thay đổi về hiệu quả của doanh nghiệp hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu này thay đổi do chi phí giá bán và lượng sản phẩm bán được thay đổi.
Hệ số này cao phản ánh năng lực hoạt động của doanh nghiệp là tốt. Tuy chiến lược giảm giá bán mà không đảm bảo mức lợi nhuận đủ để đảm bảo việc hạ giá bán nếu không sẽ dẫn tới tình trạng thua lỗ. nếu hệ số này cao do chi phí giảm thì tốt.
Tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này cũng phải xét đến chu kỳ sống của sản phẩm liên quan đến khả năng sinh lời tương lai. Đây là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tài sản đo lường hoạt động của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận không phân biệt tài sản này được hình thành từ nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. cho nên quan điểm phân tích của các nhà phân tích tài chính thường tính toán cả phần lãi vay sau khi đã hiệu chỉnh thuế thu nhập nghĩa là:
sản (ROA) Tổng tài sản bình quân
Suất sinh lời của tài
sản (ROA) =
EBIT (1-t)
Tổng tài sản bình quân
Trong đó :
EBIT : là khoản lợi nhuận chưa trả lãi vay và trả thuế thu nhập doanh nghiệp T : là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý. Tỷ lệ này có một ý nghĩa quan trọng khi các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp do vậy chính các doanh nghiệp thường hay sử dụng công thức tính ROA bằng cách chỉ đưa lợi nhuận sau thuế vào phần tử số của công thức mà thôi.
Suất sinh lời của tài
sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
Giữa tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân và suất sinh lợi của doanh nghiệp có liên hệ với nhau qua phân tích ROA như sau :
Với công thức tính ROA được viết dưới dạng vhir số phần bên trái ở phân số thứ nhất được gọi là tỷ suất sinh lời trên doanh thu ký hiệu là ROS và phân số thứ hai phản ánh vòng quay của tổng tài sản chính vì thế chúng ta có được:
Suất sinh lợi của tổng tài sản ROA = ROS x Số vòng quay tài sản
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu chi thấy khả năng của Công ty khống chế chi phí liên quan đến doanh thu. Bằng cách giữ chi phí thấp một công ty có thể tăng lợi nhuận từ một mức doanh thu và như vậy có thể làm tăng tỷ suất ROS.
Hệ số quay vòng tổng tài sản đo lường khả năng của công ty để tạo ra doanh thu từ một góc độ đầu tư tài sản. Lượng tài sản công ty cần để tạo ra lượng doanh thu càng nhỏ thì ức quay vòng tài sản càng lớn. Quay vòng tổng tài sản đo lường khả năng của công ty tring việc khống chế mức đầu tư trên một doanh thu thuần nhất định.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập độc lập với việc mua tài sản đó. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cố kết quả từ tác động qua lại của các thành tố riêng biệt : Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và mức quay vòng của tổng tài sản
-Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu hay tỷ suất sinh lợi nhuận trên VCSH
ROE = Lợi nhuận sau thuếVCSH bình quân
ROE cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn tự có để tạo ra lợ nhuạn cho chủ sở hưu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Đây là chỉ số được các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
ROE cao sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư. Tuy nhiên ROE cao không phải lúc nào cũng thuận lợ khi trường hợp VCSH quá nhỏ. Vì thê khi xem xét đánh giá chỉ tiêu này ta phải xem xét đến chỉ tiêu đòn cân nợ tài chính.
-Phương trình DUPONT
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản bình quânVCSH bình quân
Đòn bẩy tài chính chi biết cách thức huy động vốn của doanh nghiệp đòn bẩy tài chính càng lớn có sức amanhj làm cho suất sinh lợi của VCSH tăng cao khi doánh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhưng khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính lại là điều bất lợi. Như vậy phương trình DUPONT viết lại như sau :
ROE =
Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng TS bình quân
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
VCSH bình quân
Hay là :
ROE = ROS x Số vòng quay TS x 1
Tỷ lệ VCSH trên tổng TS
+ Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
+ Cho phép lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến suất sinh lời của VCSH bằng phương pháp phân tích thích hợp.
+ Đề ra các quyết định đúng đắn chính xá kịp thời và chính sách phù hợp căn cứ trên mức độ tác động của từng nhân tố để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua phương trình này để tăng tỷ suất lợi nhuận trên VCSH doanh nghiệp cần phải có các biện pháp như sau :
- Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu để tăng lợi nhuận nhưng tốc độ tăng lợi nhuân phải lơn hơn tốc độ tăng doanh thu.
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn bằng cách tăng doanh thu huy động tối đa mọi tài sản vào hoạt động kinh doanh.
- Giảm tỷ trọng VCSH so với tổng tài sản bằng cách sử dụng VCSH có hiệu quả để tốc độ tăng tài sản nhanh hơn tốc đọ tăng của VCSH.
Khi phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu trên qua các kỳ. Đối với tỷ suất lợi nhuận trên VCSH còn có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có thể xác định mức đọ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu trên. Từ đó có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hình 1.1 : Sơ đồ DUPONT trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất Bảng 2.4 phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
STT Chỉ tiêu lợi nhuận Năm nay Năm trước Trung bình 1 Hệ số lãi gộp 1784185150 35683703002 =0.05 690786178 15350803949 =0.045 0.0475
Suất sinh lời của VCSH (ROE)
Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ lệ tài sản/ Vốn CSH
Suất sinh lời của doanh thu (ROS) Số vòng quay tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
2 Suất sinh lời của doanh thu (ROS)
894580826 35683703002 =0.0251 551822421 15350803949 =0.0359 0.0305
3 Suất sinh lời của tài sản (ROA) 399560375 17810.692695 =0.0224 130087080 7507671005 =0.0173 0.01985
4 Suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 894580826 4779896096 =0.1872 551822421 942548620 =0.5855 0.38635 5 Phương trình DUPONT 0.0224* 17810.692695 4779896096 =0.0835 0.0173* 7507671005 942548620 =0.1378 0.11065 Nhận xét:
+ Chỉ tiêu suất sinh lời ROS cho ta thấy năm trước trong một đồng doanh thu thì tạo ra 0.0359 đồng lợi nhuận năm nay tạo ra 0.0251 đồng lợi nhuận. Điều đó phản ánh hiệu quả kinh doanh năm nay thấp hơn so với năm trước.
+ Chỉ tiêu suất sinh lời ROA: Ta có thể sử dụng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của hai nhân tô là suất sinh lời của doanh thu và số vòng quay tài sản đến sự biến động của chỉ tiêu ROA.
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH ROE: ta có thể sử dụng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố là ROS và số vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính đến sự biến động của chỉ tiêu ROE.
Tóm lại từ kết quả phân tích ở trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng xấu đi hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn so với năm trước làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm qua đó ta kết luận: tình hình tài chính doanh nghiệp đang giảm đi đáng kể => cần có các biện pháp khắc phục.
Phần thứ ba:
Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN Mạnh Dũng