Có nhiều bộ chỉnh lưu đảo chiều, mỗi loại sơ đồ đều có ưu nhược điểm riêng và thích hợp với từng loại tải, trong phần này ta chọn bộ truyền động dùng hai bộ biến đổi nối song song ngược điều khiển chung, bởi nó dùng cho dãi công
suất vừa và lớn có tần số đảo chiều cao và thực hiện đảo chiều êm hơn. Trong sơ đồ này động cơ không những đảo chiều được mà còn có thể hãm tái sinh.
Hình 2.10 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha dùng phương pháp điều khiên chung
2.3.1 Phương pháp điều chung
Sơ đồ gồm hai bộ biến đổi G1 và G2, đấu song song ngược với nhau và các
cuộn kháng cân bằng Lc. Từng bộ biến đối có thể làm việc ở chế độ chỉnh lưu
hoặc nghịch lưu. Lúc này cả hai mạch chỉnh lưu cùng được phát xung điều khiển, nhưng luôn khác chế độ nhau, một mạch ở chế độ chỉnh lưu (xác định dấu của điện áp một chiều ra tải cũng là chiều quay đang cần có) còn mạch kia ở chế độ nghịch lưu. Vì hai mạch cùng dấu cho một tải nên giá trị trung bình của chúng phải bằng nhau.
Ud1 = -Ud2
hay Ud0cosα1 = -Ud0cosα2
suy ra: cosα1 + cosα2 = 0
Phương trình này cho ta luật phối hợp điều khiển hai mạch chỉnh lưu: α1 + α2 = π
α2 = π - ( = α1)
Hình 2.11 Đồ thị điện áp ud1 và ud2 khi G1 ở chế độ chỉnh lưu, G2 ở chế độ nghịch lưu
Phải dùng cuộn kháng để chống dòng ngắn mạch chảy xuyên qua 2 bộ chỉnh lưu uLc = ud1 + ud2
2.3.2 Phương pháp điều khiển riêng
Hai mạch chỉnh lưu hoạt động riêng biệt, mạch này hoạt động (được phát xung điều khiển) thì mạch kia hoàn toàn nghỉ (bị ngắt xung điều khiển). Vì vậy
loại trừ được dòng điện tuần hoàn và không cần cuôn kháng cân bằng Lc. Song
trong quá trình đảo chiều cần có “ thời gian chết ” (nhỏ nhất là vài ms) để cho van của mạch phải ngừng hoạt động kịp phục hồi tính chất khoá rồi mới bắt đầu phát xung cho mạch kia hoạt động. Vì vậy cần một khối logic điều khiên đảo chiều tin cậy và phức tạp.
Để thay đổi trạng thái làm việc của các bộ chỉnh lưu thì phải dùng thiết bị đặc biệt đế chuyển các tín hiệu điều khiển từ bộ chỉnh lưu này sang bộ chỉnh lun kia. Bởi vậy, khi điều khiển riêng, các dặc tính cơ sẽ bị gián đoạn ở tại trục tung. Như vậy, khi thực hiện thay đổi chế độ làm việc của hệ sẽ khó khăn hơn và hệ
có tính linh hoạt kém hơn khi điều chỉnh tốc độ.
Hình 2.12 Sơ đồ cầu chỉnh lưu cầu ba pha có đảo chiều dùng phương pháp điều khiến riêng
Do ở sơ đồ này dùng phương pháp điều khiển riêng nên trong mạch không có dòng điện tuần hoàn dẫn đến trong mạch ta không dùng bốn cuộn kháng cân bằng Lc.
2.4 Giới thiệu mạch điều khiển
2.4.1 Khâu đồng pha
Chức năng của khâu này là đảm bảo quan hệ về góc pha cố định với điện áp của van lực, nhằm xác định điểm gốc để tính góc điều khiển , hình thành điện áp có dạng phù hợp làm xung nhịp cho hoạt động của khâu tạo điện áp tựa. Khâu đồng bộ dùng biến áp 3 pha, vì mạch điều khiển còn có khâu khác cũng cần dùng biến áp nên thường chỉ dùng chung một biến áp có nhiều cuộn dây thứ cấp, mỗi cuộn thực hiện chức năng riêng, trong đó có cuộn dành cho khâu đồng bộ này.
Khi cuộn sơ cấp đấu tam giác, thứ cấp đấu sao, ta sẽ đạt phạm vi điều chỉnh α = (00 ÷ 1800), vì điện áp đồng bộ UđbA lấy theo điện áp dây AC, do đó
điểm qua 0 của điện áp này vào đúng điểm cắt nhau của 2 điện áp pha A và C,
mà điện áp này tương đương với góc α = 00 của van lực ở pha A+.
2.4.2 Mạch tạo răng cưa đi xuống
Hình 2.13 Tạo răng cưa tuyến tính đi xuống
Khi điện áp đồng bộ ở nửa chu kì dương sẽ làm T1 mở, dòng qua T1 phải chảy từ nguồn E đi qua R2 và R3, gây sụt áp trên R2 tạo điện áp thuận mở T2 cho nên T2 cũng dẫn theo. Dòng qua T2 sẽ nạp cho tụ C với hằng số thời gian tụ nạp là R2C, tụ C được nạp cho đến trị số của ổn áp thì dừng lại, đến đây hết giai đoạn chuẩn bị cho tạo điện áp răng cưa. Nửa chu kì sau, khi điện áp đồng bộ chuyển sang âm sẽ làm cho T1 khóa nên dòng T1 bằng 0, do đó sụt áp trên R2 bằng 0, dẫn đến T2
cũng khóa theo. Như vậy trạng thái của T1 và T2 luôn giống nhau. Từ lúc này tụ C bắt đầu phóng điện qua T3. Bóng T3 đấu theo kiểu mạch emiter lặp, điện thế trên emiter sẽ lặp lại điện thế bazơ nhưng thấp hơn 0,7V do có sụt áp trên quá độ bazơ-emiter, vì B của T3 nối với 0V của mạch điều khiển nên điện thế E sẽ cố định và bằng 0,7V. Điện áp trên
R5 là (E – 0,7V), chinh là dòng phóng của tụ C. Điện áp trên tụ C giảm theo quy luật tuyến tính
2.4.3 Khâu so sánh
Hình 2.14 So sánh hai cửa dùng khuếch đại thuật toán
Các điện áp đưa vào so sánh phải cùng dấu thì mới có hiện tượng thay đổi trạng thái ở đầu ra. Độ chênh lệch tối đa giữa hai cửa trong khi làm việc không vượt quá giới hạn cho phép của OA đã chọn.
2.4.4 Khâu tạo xung kép
Hình 2.15 Tạo xung kép bằng ghép điot
Dạng xung kép là hai xung đơn cách nhau 600 điện, để điều khiển mở cho
van lực cần hai xung, xung thứ nhất là xung chính, được phát động theo góc điều khiển α, xung thứ hai là xung phụ đảm bảo hai van cùng dẫn.
Hình 2.16 Khuếch đại xung ghép biến áp xung
2.4.6 Sơ đồ mạch điều khiển
Hình 2.17 Sơ đồ một kênh điều khiểnpha A
Chương 3
MÔ PHỎNG HỆ THỐNG CHỈNH LƯU THYRISTOR-ĐỘNG CƠ TRÊN MATLAB & SIMULINK
3.1 CÁC KHỐI CÓ SẴN TRONG SIMULINK 3.1.1 Máy điện 1 chiều
Đối máy điện một chiều kích từ độc lập thì trong Matlab có hai khối là: Khối liên tục và khối rời rạc.
Hình 3.1 Các khối của động cơ một chiều kích từ độc lập trong Simulink
Cả khối DC Machine và khối Discrete DC Machine ớ trong thư viện Additional Machines đều tiến hành như một máy điện một chiều kích từ độc lập. Khối DC Machine thực hiện như một kiểu liên tục và khối Discrete Machine thực hiện như một kiểu rời rạc. Mô tả dưới đây áp dụng cho cả hai khối.
Truy xuất vào hai cực phần cảm (F+, F-) để kiểu máy được dùng như mắc nối tiếp và mắc song song. Mômen tác động trên trục được nhập ở Simulink input TL.
Mạch phần ứng (A+ , A-) bao gồm điện cảm La và điện trở Ra mắc nổi tiếp
với sức điện động E.
Sức điện động tỉ lệ với tốc độ của máy: E = KE
Với: KE là hằng số điện áp và là tốc độ của máy .
Trong kiểu máy kích từ độc lập hằng sổ điện áp tỉ lệ với dòng điện kích từ If
KE = Laf . If
Với: Laf là hỗ cảm giữa phần cảm và phần ứng.
Mômen điện cơ phát ra của máy điện một chiều tỉ lệ với dòng điện phần ứng.
Đô án tôt nghiệp GVHD:ThS. Khương Công Minh
TE = KT . Ia
Với: KT là hằng số mômen
Dấu của hệ quy ước đối với Te và TL là:
Te .TL > 0: Hoạt động ớ chế độ động cơ Te .TL < 0: Hoạt động ớ chế độ máy phát Hằng số mômen bằng hằng số điện áp:
KT = KE
Mạch phần ứng được nối giữa hai cực A+ và A- của khối DC Machine. Mạch
phần ứng được trình bày với nhánh nối tiếp Ra và La mắc nối tiếp với khối
Controlled Voltage Soure và khối Current Measurement.
Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
Mạch kích từ được mô tả bằng mạch Rf và được kết nối giữa hai cực F+ và
F- của khối DC Machine.
Phần cơ tính tốc độ của máy điện môt chiều từ momen thực tác động lên roto Tốc độ dùng để tạo ra sức điện động của mạch phần ứng.
Phần cơ được mô tả bằng những khối Simulink thực hiện bằng công thức sau.
Trong đó : J : là quán tính . Bm : là hệ số ma sát.
Tf: là mômen ma sát culông .
Đô án tôt nghiệp GVHD:ThS. Khương Công Minh
Hộp thoại và thông số (Dialog Box and Parameter) Mẫu có sẵn (Preset Mo del):
Cung cấp một bộ các thông số cơ điện tính sơ bộ như giá trị công suất định mức của các máy điện một chiều (HP), điện áp một chiều (V), tốc độ định mức (rad/s), điện áp kích từ (V) .
Lựa chọn những mẫu để tải thường có các thông số điện cơ tương xứng trong hộp thoại đăng nhập. Lựa chọn “ NO ” nếu không dùng các mẫu đã có sẵn.
Lựa chọn “ Show Detail Parameter ” để xem và sửa các thông số chi tiết kết hợp với các mẫu có sẵn.
Nhập thông số cơ (Machanical Input):
Cho phép chọn cả mômen tác động lên trục và tốc độ rôto như dấu hiệu Simulink dùng cho mục nhập của khối.
Hình 3.3 Hộp thoại và thông số của động cơ một chiều kích từ độc lập
Lựa chọn “ Torque Input ” để chỉ rõ ra mục vào mômen với đơn vị N.m và
chuyển ký hiệu mục nhập của khối thành Tm. Tốc độ của máy được tính toán bởi
quán tính J và bởi sự khác biệt của mômen cơ tác dụng Tm và mômen điện từ Tc
qui ước mômen cơ như sau:
- Khi tốc độ dương và mômen dương thì đó là chế độ động cơ.
- Khi tốc độ âm và mômen âm thì đó là chế độ máy p hát.
Đô án tôt nghiệp GVHD:ThS. Khương Công Minh
Lựa chọn tốc độ “speed w” chỉ rõ đăng nhập tốc độ trong rad/s hoặc pu và chuyển nhãn của mục đăng nhâp của khối là w. Tốc độ của máy phải bắt buộc và các mẫu của phần cơ (quán tính J) thì bỏ qua.
Các thông số chi tiết có thể được điều chỉnh lại để không có trục trặc với những mẫu có sẵn đã lựa chọn trong danh sách “Preste Model”.
- Điện trở Ra và tự cảm La trong mạch phần ứng (Armature Resistance and
Inductance)
Điện trở Ra với đơn vị là Ohms (Q), tự cảm La với đơn vị là Henries (H)
- Điện trở Rf và tự cảm Lf trong mạch phần cảm (Armature Resistance and
Inductance).
Điện trở Rf với đơn vị là Ohms (Q), tự cảm Lf với đơn vị là Henries (H)
- Hỗ cảm Laf (Field Armature and Inductance)
Hổ cảm với đơn vị là Henris (H)
- Quán tính tổng (Total Inertia).
Quán tính tổng của máy điện một chiều có đơn vị là Kg.m2
- Hệ số ma sát (Viscous Friction Coeffcent Bm)
Hệ số ma sát tổng của máy điện một chiều có đơn vị là N.m.s
- Thời gian mẫu ( Sample Time )
Chỉ rõ thời gian mẫu cho khối Discrete DC Machine. Thông số này không có sẵn trong khối DC Machine.
Đầu vào và đầu ra (Input and Output).
Đầu ra trong Simulink của khối là một vector chứa bốn thành phần. Ta có thê đơn giản chúng bằng cách sử dụng khối Bus Selector cung cấp trong thư viện simulink
Tốc độ Wm (rad/s), dòng phần ứng ia (A), dòng kích từ if (A), mô men điện từ
Te
3.1.2 Khối tạo xung điều khiển các thyristor
MÁY PHÁT SÁU XUNG ĐỒNG BỘ
Thực hành với máy phát xung đồng bộ kích các Thyristor của bộ chỉnh lưu sáu xung.
Đô án tôt nghiệp GVHD:ThS. Khương Công Minh
Khối phát xung điều khiển để điều khiển các thyristor được lấy trong thư viện của Simulink là:
Extras Library / Control Blocks .
Dạng rời rạc của khối này có sẵn trong thư viện Extras Library/Discrete Control Blocks.
Hình 3.4 Các khối của khâu phát xung điêu khiển thyristor
Khối Synchronized-Pulse Generator đươc dùng kích cho 6 con thyristor của bộ chỉnh lưu 6 xung. Đầu ra là một vector 6 xung được đồng bộ một cách riêng biệt trên 6 điện áp của thyristor. Các xung này được tạo ra góc độ sau khi qua điểm 0 của điện áp ngược.
Hình dưới minh hoạ sự đồng bộ hoá của 6 xung đối với một góc a = 00.
Những xung này được tạo ra chính xác tại điêm 0 của ba điện áp đông bộ từng pha
Hình 3.5 Sơ đồ phát xung điều khiển của các thyristor
Khôi Synchronized6-Pulse Generator có thể làm việc ở kiểu xung đôi. Trong
Đô án tôt nghiệp GVHD:ThS. Khương Công Minh
kiểu này, hai xung được gửi tới mỗi thyristor:
- Xung thứ nhất tiến tới góc thì xung thứ hai tiến tới + π/3 khi thyristor thứ
hai được kích .
Xung này yêu cầu đầu vào của khối phù hợp với yêu cầu tụ nhiên của điện áp ngược ở cầu thyristor ba pha. Khi kết nối khối Synchronized 6-Pulse Generator tới đầu vào xung của khối Universal Bridge (với các thyristor như là nhừng thiết bị điện tử công suất) các xung này được gởi đến các thyristor theo trật tự sau:
Khi tạo cầu thyristor ba pha riêng bằng những khối thyristor đơn cần kết nối tín hiệu xung của khối Synchronized 6 - pulse Generator tới đầu vào công của thyristor tưong ứng.
- Tần số điện áp đồng bộ
Tần số điện áp đồng bộ có đon vị là Hez, ký hiệu là: Hz , nó thường tương ứng với tần số của hệ thống.
- Độ rộng xung
Độ rộng xung có đơn vị là
- Tạo xung đôi
Nếu được chọn thì máy phát xung sẽ gửi đến mỗi thyristor xung thứ nhất đạt
đến góc và xung thứ hai gởi đến sau một góc là π/3 khi thyristor kế tiếp theo thứ
tự được kích .
- Đầu vào và đầu ra
+ Alphadeg
Đầu vào 1 là tín hiệu alpha có đơn vị là độ. Đầu vào này có thể được kết nối tới khối hằng số hoặc kết nối tới hệ thống điều khiển để điều khiển các xung của máy phát xung.
+ AB,B C,CA
Đầu vào 2, 3 và 4 là điện áp dây đồng bộ Vab , Vbc và Vca. Những điện áp
đồng bộ nên là điện áp giữa pha của những điện áp dây ở những đầu cực của bộ chỉnh lưu .
Điện áp đồng bộ thường được xuất phát từ cuộn sơ cấp của máy biến thế chỉnh lưu. Nếu bộ chỉnh lưu kết nối đến cuộn tam giác của máy biến thế, điện áp đồng
Đô án tôt nghiệp GVHD:ThS. Khương Công Minh
bộ nên là điện áp pha - đất của cuộn sơ cấp. + Freq .
Sẵn có đối với kiêu rời rạc của Synchronized6-Pulse Generator . Đầu vào này nên kết nối với khối hằng số chứa tần số cơ bản có đơn vị là Hz hoặc kết nối tới PLL tự điều chỉnh tần số của hệ thống.
+ Block
Đầu vào 5 đế ngăn chặn vận hành máy phá t. Các xung bị vô hiệu khi tín hiệu ứng dụng vượt quá 0.
+ Pulse
Đầu ra chứa đựng 6 tín hiệu xung.
3.1.3 Thyristor
Mô hình Thyristor được mô tả bao gồm một điện trở thông Ron, điện cảm
thông Lon, và một nguồn áp một chiều Vf, mắc nối tiếp với một khóa. Khóa này
được điều khiến bởi một tín hiệu logical phụ thuộc vào điện áp Vak, dòng Iak, và
tín hiệu cổng gate g. Hộp thoại và các thông số: + Điện trở Ron
Điện trở thông Ron, không thể đặt bằng 0 khi điện cảm Lon được đặt bằng
0.
+ Điện cảm Lon
Điện cảm thông Lon không thể đặt bằng 0 khi điện trở thông được đặt bằng
0.
+ Điện áp thuận Vf
Điện áp thuận của Tiristor tính theo đơn vị V. + Dòng khởi điểm Ic
Khi thông số điệm cảm thông Lon lớn hơn 0, bạn có thể xác định một dòng
khởi điểm chảy trong thyristor. Nó thường được đặt bằng 0 cốt để bắt đầu mô phỏng với khối Thyristor.
Đô án tôt nghiệp GVHD:ThS. Khương Công Minh
Bạn có thể xác định giá trị dòng khỏi điểm Ic tương ứng với trạng thái cụ thể của mạch. Trong trường hợp này, tất cả các trạng thái của mạch tuyến tính