chiến lược tăng cường sự tuân thủ thông qua (1) cung cấp thông tin về DN cho cơ quan thuế (2) giảm khối lượng công việc hỗ trợ thuế cho cơ quan thuế (3) cung cấp dịch vụ và tiến tới đại diện thuế cho DN (4) đảm bảo quyền lợi cho DN. Sự thành công của quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ không thể thiếu sự phối hợp rất cần thiết của các tổ chức tư vấn thuế.
Kết luận chương 3
Xây dựng quan điểm, chiến lược mới về quản lý thu thuế đối với DN trên địa bàn Hà Nội hiện nay là điều cần thiết. Quan điểm chiến lược cần đổi mới theo bàn Hà Nội hiện nay là điều cần thiết. Quan điểm chiến lược cần đổi mới theo hướng DN là khách hàng, cơ quan thuế là cơ quan phục vụ nhằm đạt mục tiêu tuân thủ thuế cao nhất. Chiến lược quản lý sự nộp thuế theo định hướng khách hàng cần phân đoạn chiến lược theo mức độ tuân thủ thuế và theo tiêu chí quy mô của DN. Thực hiện chiến lược quản lý sự nộp thuế của DN đòi hỏi cơ quan thuế phải xây dựng và đổi mới những giải pháp ở các hoạt động quản lý, là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu chiến lược. Mặt khác, những điều kiện cần thiết để đảm bảo thực thi thành công chiến lược yêu cầu không những sự thay đổi trong nội bộ cơ quan thuế từ các hoạt động hỗ trợ cho đến tổ chức lại cơ cấu mà những sự thay đổi và hỗ trợ từ các thiết chế Nhà nước và các tổ chức khác có liên quan.
KẾT LUẬN
Với những kết quả đạt được thông qua nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thủ thuế của DN (nghiên cứu tình thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thủ thuế của DN (nghiên cứu tình huống của Hà Nội)”, luận án đã có những đóng góp chủ yếu sau đây:
• Hệ thống những công trình nghiên cứu về sự tuân thủ thuế và quản lý thu thuế
của Nhà nước đối với DN của các tác giả nước ngoài và trong nước theo lôgíc nghiên cứu của luận án. Luận án xác định sự tuân thủ thuế là một khái niệm nghiên cứu của luận án. Luận án xác định sự tuân thủ thuế là một khái niệm phức tạp và diễn ra theo mô hình các cấp độ tuân thủ và đã điều chỉnh mô hình các cấp độ tuân thủ thuế của DN cho phù hợp với các nước đang phát triển, đồng thời xác định 3 chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ là (1) tính tự nguyện, (2) tính đầy đủ và (3) đúng thời gian.
• Luận án khẳng định khái niệm tuân thủ thuế không chỉ được phân tích theo cách
tiếp cận kinh tế mà còn phải được phân tích theo cách tiếp cận tâm lý xã hội và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN phải theo cả hai xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN phải theo cả hai cách tiếp cận này. Từ đó, luận xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN ở các nước đang phát triển (sau khi đã loại bỏ một số yếu tố không phù hợp và thêm vào những yếu tố liên quan trực tiếp đến sự tuân thủ thuế) theo cách tiếp cận kinh tế và cách tiếp cận tâm lý xã hội.
• Đóng góp tiếp theo của luận án là xác định lại vị trí của DN và bản chất của quản lý thu thuế của Nhà nước. Đó là DN cần được đặt ở vị trí là khách hàng của quản lý thu thuế của Nhà nước. Đó là DN cần được đặt ở vị trí là khách hàng của cơ quan thuế và quản lý thu thuế chính là quản lý sự nộp thuế của DN và đảm bảo sự tuân thủ thuế một cách tự nguyện, đầy đủ và kịp thời. Tất cả những hoạt động của cơ quan thuế đảm bảo DN tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế phải được xem là các dịch vụ phục vụ khách hàng.
• Điều chỉnh mô hình tháp quản lý tuân thủ thuế cho phù hợp với đặc điểm tuân
thủ của các DN ở các nước đang phát triển. Trong đó, luận án làm rõ bản chất mới của quản lý thu thuế cần được thể hiện đầy đủ trong các chiến lược quản lý mới của quản lý thu thuế cần được thể hiện đầy đủ trong các chiến lược quản lý sự nộp thuế đối với từng nhóm DN ở từng cấp độ tuân thủ thuế khác nhau. Các chiến lược đối với từng cấp độ tuân thủ và các giải pháp cụ thể để thực hiện