Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM - HUNGARI (Trang 48 - 51)

- Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari chuyên sản xuất các loại máy điện cho nên có quá trình gia công chi tiết tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Nhưng một bộ phận trong Công ty vẫn còn sử dụng máy móc thiết bị cũ, độ chính xác không cao dẫn tới sản phẩm hỏng nhiều cho nên chi phí sản xuất tăng.

- Một số công nhân vẫn chưa ý thức được trách nhiệm của mình, làm bừa làm ẩu, chạy theo năng xuất dẫn tới sản phẩm hỏng nhiều cho nên chi phí sản xuất tăng. - Vốn lưu động của công ty thiếu, thường xuyên phải vay lãi ngân hàng trên 60%. Cho nên làm hạn chế mức phát triển sản xuất khó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.Trong khi đó giá cả vật tư đầu vào tăng liên tục, đầu ra không tăng, tài sản dự trữ của công ty quá nhiều dẫn tới ứ đọng vốn cho nên chi phí sản xuất tăng. Ngoài ra công ty còn bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều làm cho chi phí sản xuất tăng.

- Thị trường tiêu thụ của công ty chưa ổn định, nhiều khu vực mới khai thác các cán bộ tiếp thị ít, thiếu kinh nghiệm, chưa được sàng lọc và thử thách nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

2.4.2. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm

Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari là một doanh nghiệp nhà nước có qui mô vừa và nhỏ. Qua một thời gian tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, vượt qua mọi thử thách, đến nay công ty đã khảng định được vị trí của mình. Sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận và ngày càng có uy tín, việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viênđược đảm bảo. Để có được kết quả đó là cả quá trình phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Kết quả đó không chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng về mặt vật chất mà còn là sự lớn mạnh toàn diện về trình độ tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty. Để tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã ra sức phấn đấu và được công nhận có hệ 72

72

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế I SO – 9001 – 2000.

Qua quá trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari em có một số nhận xét đánh giá sau :

2.4.2.1. Ưu điểm:

- Về tổ chức : Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với qui mô sản xuất của Công ty. Bộ máy kế toán gồm 9 người có năng lực và kinh nghiệm, được tổ chức sắp sếp phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng trình độ từng người. Các cán bộ kế toán nhiệt tình, yêu nghề, luôn tiếp cận kịp thời những thay đổi về chính sách, chế độ tài chính – Kế toán do nhà nước ban hành và vận dụng linh hoạt sáng tạo chính sách, chế độ vào thực tiễn hoạt động của công ty, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong công việc. Trong mấy năm trở lại đây phòng kế toán đã được trang bị máy vi tính, để đáp ứng được công việc, các cán bộ kế toán đã tự học tập để nâng cao trình độ tin học, sử dụng các phần mềm kế toán, tạo điều kiện cập nhật thông tin, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý.

- Việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ là phù hợp với đặc điểm của công ty. Vì ở công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán tương đối vữngvàng, chính vì vậy áp dụng hình thức kế toán này sẽ giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác.

-Công ty thực hiện tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động của vật tư tiền vốn.

- Việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo đúng chứng từ kế toán của nhà nước. Các chứng từ được luân chuyển hợp lý để ghi sổ kế toán. Việc tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất.

73

73

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập chung cho cả hai phân xưởng sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy giúp cho công ty tập hợp chi phí sản xuáat một cách đơn giản nhanh chóng.

-Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là từng loại sản phẩm. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm như trên giúp cho công ty nắm bắt được đúng giá thành thực tế từng loại sản phẩm và tạo điều kiện giá vốn một cách chính xác.

- Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định kỳ hàng quí của công ty là thích hợp. Kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo sẽ đảm bảo thông tin về giá thành sản phẩm được cung cấp kịp thời cho lãnh đạo công ty cũng như các đối tượng liên quan thông qua hệ thống báo cáo định kỳ.

- Công ty lựa chọn tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Dựa vào giá bán buôn đã được xây dựng làm tiêu chuẩn phân bổ nên việc tính giá thành sản phẩm cũng được thực hiện một cách nhanh chóng và đơn giản.

Tuy nhiên, trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện.

2.4.2.2. Những vấn đề cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt nam – Hungari:

- Về hệ thống sổ kế toán : Công ty đã ứng dụng hệ thống máy vi tính trong công tác kế toán. Vì vậy, để phù hợp với việc tổ chức hạch toán trên máy, công ty đã đơn giản hoá mẫu sổ sách, phần tập hợp chi phí sản xuất được kế toán thể hiện bằng sơ đồ tài khoản chữ T trên bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Đây là mẫu sổ đơn giản do công ty tự lập, trên bảng này chỉ thể hiện phần tập hợp chi phí sản xuất chung và phần kết chuyển các khoản mục chi phí đã tập hợp được vào tài khoản 154, mà chưa thể hiện phần tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ nhưng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các bảng kê số 4,5,6 74

74

và nhật ký chứng từ số 7 không được công ty sử dụng. điều này sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

- Về tập hợp chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, kế toán sử dụng tài khoản 627 để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Tài khoản 627 không được mở các tài khoản cấp hai để theo dõi từng yếu tố chi phí thuộc khoản mục chi phí này. Như vậy, sẽ không thuận tiện cho việc phân tích hiệu quả của các chi phí. Hơn nữa, khi chi phí sản xuất chung không được phản ánh theo từng yếu tố chi phí thì việc xác định chi phí sản xuất theo yếu tố của công ty để lập báo cáo kế toán là rất khó khăn.

- Quan niệm về sản phẩm làm dở : Quan niệm về sản phẩm làm dở của công ty chưa thực sự đúng đắn. Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất nhưng trong kỳ chưa sử dụng hết đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính vào chi phí sản phẩm dở dang, được hạch toán trong số dư nợ tài khoản 154. Cách hạch toán như vậy không phản ánh đúng sự vận động của tài sản.

- Về phương pháp tính giá thành sản phẩm : Công ty tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ và chọn giá bán buôn làm tiêu chuẩn phân bổ. Theo em việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ như vậy là chưa hợp lý.

75

75

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM - HUNGARI (Trang 48 - 51)