Công tác thẩm định dự án vay vốn trong tắn dụng trung và dài hạn là rất quan trọng bởi lẽ nó sẽ trả lời cho câu hỏi có nên cho vay vốn hay không? Trước đây, các cán bộ thẩm định dự án coi trọng vấn đề tài sản thế chấp làm căn cứ quan trọng trong việc xét duyệt cho vay, mà chưa thẩm định đầy đủ các mặt của một dự án, vậy các dự án đã được giải ngân vẫn rất có thể xảy ra rủi ro.
Mục đắch tắn dụng ngân hàng là bổ sung số vốn còn thiếu của khách hàng với một lượng nhất định tuỳ vào các điều kiện khác nhau. Vì vậy, để được chấp nhận cho vay khách hàng xin vay vốn phải giải trình kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh với ngân hàng để xin vay vốn. Tuy nhiên, không phải dự án nào khách hàng giải trình cũng hiệu quả và có thể nhận vốn từ ngân hàng. Để biết được các dự án có hiệu quả hay không, cán bộ thẩm định dự án của ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định nhằm nâng cao chất lượng của khoản tắn dụng, giảm những rủi ro có thể xảy ra.
Tiết kiệm chi phắ để có vốn huy động rẻ nhất:
Việc cạnh tranh trong huy động vốn giữa các tổ chức tắn dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Đặc biệt cuối năm 2007 đầu năm 2008, khi mà lạm phát tăng cao, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng thì cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh. Như vậy, để có vốn huy động rẻ nhất ngân hàng không thể giảm lãi suất đầu vào. Trong khi đó lãi suất đầu ra không thể tăng hoặc tăng không tương ứng sẽ làm ngân hàng giảm lợi nhuận, thậm chắ bị lỗ bởi lãi suất cho vay không chỉ bao gồm chi phắ biên của vốn mà còn gồm cả chi phắ quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng. Do đó ngân hàng chỉ có thể tiết kiệm các chi phắ mới có thể có vốn huy động rẻ nhất, mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới.
Xây dựng chiến lược khách hàng:
Phân loại đối tượng khách hàng hợp lý để xác định những nhu cầu thắch hợp. Việc phân loại từng đối tượng khách hàng hợp lý sẽ giúp ắch vào hiệu quả của chắnh sách khách hàng do tìm được hướng đầu tư thắch hợp với từng doanh nghiệp trong những thời kỳ khác nhau và dễ dàng quản lý, giảm thiểu nhầm lẫn sai sót. Khi phân loại ngân hàng có thể dựa vào một số
đặc điểm như: Tình hình tài chắnh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tắn trong quan hệ tắn dụng và mức độ quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàngẦ từ đó đưa ra những chắnh sách tiếp thị khác nhau.