Kếtquả mong đợi:

Một phần của tài liệu Văn kiện đự án cải thiện môi trường và nông nghiệp ở hai tỉnh Lào Cai và Bắc Kạn, Bắc Việt Nam (Trang 30 - 34)

- Mô hình các làng sinh thái ở Lào Cai và Bắc Kạn xây dựng có kết quả sẽ tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân và lãnh đạo chính quyền các cấp ở huyện Bát Xát và huyện

b. Kếtquả mong đợi:

- Một bản kế hoạch hoàn thiện việc xây dựng làng sinh thái bao gồm sơ đồ qui hoạch trong tương lai được hình thành do người dân tham gia xây dựng.

- Các bản thỏa thuận được ký kết giữa Ban Thực hiện dự án và những người chủ hộ và đại diện thôn.

* Hoạt động 2: Tập huấn cho người dân về Bảo vệ môi trường lồng ghép với các hoạt động của Dự án

Dự án nhằm mục đích giúp người dân nhận thức rõ về việc Bảo vệ môi trường. Lồng ghép hoạt động này vào các hoạt động của dự án và của địa phương.

-Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường với lớp tập huấn xây dựng làng sinh thái. -Kết hợp với chính quyền địa phương, các chi hội phụ nữ, thanh niên,... tổ chức các phong trào vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường.

-Tổ chức các hoạt động tuyên truyền: phát tờ rơi về Bảo vệ môi trường.

-Phát phiếu điều tra về nhận thức bảo vệ môi trường của người dân trước và sau khi thực hiện dự án.

-Tạo điều kiện cho các hộ gia đình thiết lập hệ thống nước sạch, vệ sinh.

Bảng tóm tắt hoạt động 2: Tập huấn cho người dân về Bảo vệ Môi trường

(Lồng ghép vào lớp tập huấn xây dựng làng sinh thái và Kỹ thuật canh tác trên đất dốc)

Địa điểm Số học viên Số lớp Năm 1 Năm 2 Xã Cốc San- Lào Cai 30người/lớp 1 1 Thi trấn Nà phặc – Bắc Kạn 30người lớp 1 1 Tổng 60 người 4 lớp

Kết quả mong đợi:

-Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên. Điều này được thể hiện bằng các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân.

-Người dân quan tâm đến môi trường nhiều hơn.

-100% số người được phỏng vấn thực hiện tốt vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường. (Phân tích từ phiếu điều tra)

* Hoạt động 3: Chuyển giao các mô hình có kết quả ở giai đoạn trước vào vùng dự án mở rộng (hỗ trợ làm bếp đun cải tiến tiết kiệm củi, năng lượng khí sinh học, nuôi giun quế làm thức ăn cho cá và gia cầm đồng thời làm sạch môi trường, nhà tiêu sinh thái).

Hoạt động xây dựng bếp cải tiến, tiết kiệm năng lượng củi nhằm mục đích giảm áp lực của người dân vào rừng lấy củi, giúp người dân tiết kiệm sức lao động và tận dụng tối đa năng lượng từ củi.

-Hướng dẫn người dân về kỹ thuật làm và sử dụng bếp đun cải tiến được thực hiện với sự hướng dẫn kỹ thuật của chuyên gia Viện Khoa học Lâm nghiêp.

-Dự án sẽ hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn trong thôn về nguyên vật liệu để làm bếp đun cải tiến. Tiêu chuẩn chọn hộ khó khăn để hỗ trợ làm bếp đun cải tiến do chính người dân đưa ra và cũng chính người dân lựa chọn các hộ.

-Các hộ gia đình được chọn hỗ trợ làm bếp đun cải tiến tự bỏ công sức ra để xây bếp, dự án chỉ hỗ trợ những vật liệu không có tại địa phương, còn kỹ thuật sẽ do dự án tập huấn .

Bảng tóm tắt hoạt động 3: Hướng dẫn, hỗ trợ làm bếp đun cải tiến tiết kiệm năng lượng củi

Hoạt động Thời gian

Năm 2 Hướng dẫn - Hỗ trợ

làm bếp đun tiết kiệm năng lượng củi tại 2 vùng Dự án

30 bếp

• Thử nghiệm mô hình sử dung năng lượng Biogas gắn với mô hình hộ chăn nuôi.Dự án hỗ trợ 2 mô hình ở các cụm dân cư có sự đóng góp của người dân

Kết quả mong đợi:

-Người dân nắm được kỹ thuật làm bếp đun cải tiến tiết kiệm năng lượng củi. - Số hộ tham gia dự án được hỗ trợ xây bếp làm mẫu cho các hộ gia đình khác học tập. Các bếp này sẽ được các hộ gia đình sử dụng và bảo quản tốt.

-Người dân có ý thức tiết kiệm củi và sử dụng các nguồn năng lượng sạch khác.

* Hoạt động 4: Hỗ trợ xây dựng hệ thống nước sạch và bể nước phục vụ cho sinh hoạt

Mục đích hỗ trợ về nước phục vụ cho sinh hoạt là nhằm đảm bảo nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phòng tránh bệnh tật cho người dân ở 2 vùng Dự án, nhất là trẻ em và phụ nữ.

-Dự án hỗ trợ làm các công trình phục vụ nước cho sinh hoạt hàng ngày. Tiêu chí lựa chọn công trình và biện pháp thực hiện do người dân đưa đề xuất.

-Dự án chỉ hỗ trợ một phần vật liệu không có tại địa phương (sắt thép, xi măng) còn vật liệu khác và công lao động do người dân đóng góp

Bảng tóm tắt hoạt động 4: Hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp nước và bể nước phục vụ cho sinh hoạt

Hoạt động Thời gian

Năm 1 Năm 2

Hỗ trợ xây hệ thống nước phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng

1 1

Kết quả mong đợi:

-Bể nước được các hộ gia đình sử dụng và bảo quản tốt

* Hoạt động 5:Duy trì và phát triển quĩ chăn nuôi quay vòng thôn/ bản:

Hoạt động này để người dân có điều kiện thực hiện 2 hoạt động xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và có điều kiện mua giống chăn nuôi có hiệu quả. Mặt khác cũng là cơ hội để cho người nghèo biết sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

(Nếu như hỗ trợ 1.000.000 đồng cho mỗi hộ mua giống chăn nuôi thì khó phát triển và bền vững vì khó quản lý nhưng tạo ra quĩ quay vòng do cộng đồng quản lý thì số tiền trên sẽ phát huy tác dụng rất nhiều, cả về số lượng và chất lượng). Kết quả ở Thôn Tòng Chú I đã chỉ ra bài học tốt này, sau 4 năm nguồn quĩ chăn nuôi của thôn vẫn phát triển

Hoạt động này đảm bảo sẽ 2 mục tiêu sau đây:

Hỗ trợ cho các hộ xây chuồng trại hợp vệ sinh

Mục đích dự án hỗ trợ chăn nuôi hiệu quả là giúp người dân thay đổi những tập tục lạc hậu trong chăn nuôi như: Chuồng có mái che, kín gió, hệ thống phân chuồng được thu gom và xử lý tốt, hợp vệ sinh.

Kết quả mong đợi:

-Nhận thức của toàn bộ người dân trong thôn về vệ sinh chuồng trại chăn nuôi có sự thay đổi. Họ nhận thấy cần phải thay đổi những tập quán chăn nuôi cũ trước đây, quy hoạch lại chuồng trại hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường cho gia đình và cho toàn thôn.

-10 chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm được các hộ gia đình sử dụng và bảo quản tốt. Đây cũng là những hình mẫu cho các hộ gia đình khác học tập.

Hỗ trợ giống vật nuôi gia súc, gia cầm cho các hộ gia đình nghèo (Quỹ chăn nuôi quay vòng)

Dự án hỗ trợ giống vật nuôi gia súc, gia cầm thông qua quĩ chăn nuôi quay vòng thôn/bản nhằm giúp người nghèo có điều kiện thực hiện việc chăn nuôi nhằm đảm bảo cuộc sống, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

-Ban quản lý quỹ do phụ nữ thôn bầu ra và chi hội phụ nữ thôn hướng dẫn và quản lý nhằm hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp giống lợn và gà có chất lượng và năng suất cho người dân trong thôn, nhất là các hộ nghèo còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chăn nuôi.

-Việc cung cấp vốn để chăn nuôi được thực hiện ưu tiên cho hộ nghèo, hộ tự nguyện tham gia và theo thứ tự quay vòng trong thôn.

Kết quả mong đợi:

- Nguồn vốn cho chăn nuôi không bị hao hụt.

- Người dân chăm sóc và phát triển thêm gia súc, gia cầm để nâng cao thu nhập.

*Hoạt động 6: Hỗ trợ cộng đồng cơ sở vật chất nhằm có nơi tập huấn đào tạo phổ cập và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân

Một phần của tài liệu Văn kiện đự án cải thiện môi trường và nông nghiệp ở hai tỉnh Lào Cai và Bắc Kạn, Bắc Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w