TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ NHẬT BẢN 1 Lý thuyết Z.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cung của quản trị (Trang 28 - 30)

1- Lý thuyết Z.

XLVIII

William Ouchi – Người Nhật bản, phản bác lý thuyết X và Y của Gregor, Ông cho rằng, trong thực tế không có người nào dạng X (Lười biếng) hay dạng Y (Siêng năng) cả. Lười biếng hay siêng năng là thái độ lao động của người lao động chứ không phải là bản chất của con người. Thái độ của con người tuỳ thuộc vào cách thức mà họ được đối xử như thế nào trong thực tế. Nếu họ được đối xử mà theo họ cho là tốt thì sẽ làm việc siêng năng và ngược lại thì chây lười.

Tư tưởng của Ouchi trong thuyết Z là đề cao vai trò tập thể trong môt tổ chức. Ông chủ trương, trong quá trình điều khiển không nên áp đặt từ trên xuống, để nhân viên tự xử sự cho phù hợp từng tình huống, mọi người được tham gia vào các quyết định chung; vì quyết định tập thể thường sáng suốt, có hiệu quả hơn cá nhân.

Nếu đem so sánh với cách quản trị các doanh nghiệp của các nước Âu Mỹ thì Thuyết Z có những khác biệt rõ rệt:

DN Nhật Bản DN Âu Mỹ

. Làm việc suốt đời . Đánh giá và đề bạt chậm

. Không chuyên môn hóa ngành nghề . Cơ chế kiểm tra mặc nhiên

. Quyết định và trách nhiệm tập thể . Quan hệ rộng rãi.

. Làm việc trong từng thời hạn. . Đánh giá và đề bạt nhanh. . Chuyên môn hóa ngành nghề. . Cơ chế kiểm tra hiển nhiên.

. Quyết định và trách nhiệm cá nhân. . Quan hệ cục bộ.

Trước hết, phải khẳng định lý thuyết Z là một đóng góp không nhỏ vào kho tàng quản trị học, những giá trị tư tưởng mới mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa Phương đông. Nhờ đó, mà hơn nửa thập kỷ qua người Nhật đã làm nên những kỳ tích. Một đất nước nghèo tài nguyên, cũng chịu nhiều mất mát, tổn thất nặng nề trong thế chiến thứ hai, nay đã là một cường quốc kinh tế, đứng thứ hai sau Mỹ.

XLIX

2- Lý thuyết Kaizen (Cải tiến – Cải thiện).

Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, nhưng không phải lúc nào cũng suông sẻ. Không tránh khỏi qui luật chung của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, có lúc hưng thịnh; có khi bị khủng hoảng, suy thoái.

Masaaiimai – Người Nhật, là tác giả của lý thuyết Kaizen (Cải tiến), ra đời nhằm làm phong phú hơn các lý tuyết quản trị nói chung và lý thuyết Z nói riêng; giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp thích nghi hơn với môi trường đầy năng động, và nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Những nội dung chủ yếu của lý thuyết này là: - Cải tiến từng bước.

- Phát huy tinh thần tập thể trong cải tiến mọi mặt trong doanh nghiệp, trong đó họ chú trọng các lĩnh vực:

 Kỷ luật.

 Quản lý thời gian.  Phát triển tay nghề.

 Các hoạt động trong công ty.  Tinh thần lao động.

 Sự cảm thông.

Kaizen (Nhật) Đổi mới (Mỹ)

1. Hiệu quả Dài hạn, không tác động đột ngột Ngắn hạn, tác động đột ngột

2. Tốc độ Những bước đi nhỏ. Những bước đi lớn.

3. Thời gian Liên tục và tăng dần. Gián đoạn và không tăng dần.

4. Thay đổi Từ từ và liên tục. Thình lình và hay thay đổi.

5. Liên quan Mọi người Chọn lựa một số người.

6. Cách tiến hành

Tập thể, có hệ thống Cá nhân, không có hệ thống.

7. Cách thức Duy trì và cải tiến. Phá bỏ và xây dựng lại.

8. Tính chất Kỹ thuật thường và hiện đại Đột phá kỹ thuật mới.

9. Đòi hỏi Đầu tư ít nhưng cần nổ lực duy trì Đầu tư lớn, ít nổ lực duy trì.

10. Hướng nổ

lực Vào con người Vào công nghệ.

11. Tiêu chuẩn đánh giá

Quá trình và sự cố gắng để có kết quả cao hơn trước

Lợi nhuận.

12. Lợi thế Có thể đạt kết quả tốt với nền kinh tế phát triển chậm.

Thích hợp với nền công nghiệp phát triển nhanh.

3- Tóm tắt các lý thuyết quản trị Nhật bản.

Các lý thuyết quản trị Nhật bản thực chất là sự triển khai các lý thuyết quản trị của trường phái Tác phong trong điều kiện nền văn hóa Nhật bản, mang nặng bản sắc văn hóa phương Đông. Họ đề cao vai trò tập thể, tinh thần đồng đội và công đồng trách nhiệm; xây dựng một nền văn hoá lành mạnh trong một tập thể là biện pháp tác động tích cực nhất đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cung của quản trị (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w