LÝ THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG VỀ QUẢN TRỊ XL

Một phần của tài liệu Những vấn đề cung của quản trị (Trang 27 - 28)

XLVI

1- Quá trình hình thành và những tư tưởng cơ bản của lý thuyết.

Xuất phát từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã đặt ra nhiều vấn đề mới cho quản trị, bỡi một sự sai sót của người chỉ huy dù nhỏ đến đâu thì cũng dẫn tới thiệt hại to lớn về người và vật chất, vì lúc bấy giờ các bên tham chiến đã có nhiều vũ khí hiện đại. Khi nước Anh cơ hồ không chịu nổi các cuộc tấn công của Đức, người Anh thành lập nhóm nghiên cứu, trong đó bao gồm các nhà khoa học hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tập hợp trí tuệ để tìm ra phương án tối ưu chống lại kẻ thù của mình. Nhóm nghiên cứu này đã đưa ra những mô hình toán nhằm đơn giản hóa tình tiết tấn công và phản công, qua đó giúp các nhà chỉ huy quân sự giảm bớt các sai lầm trong các quyết định của mình. Những mô hình đó dựa trên các phương trình toán học và đã giúp cho Anh chống lại được các cuộc tấn công của Đức. Sau chiến tranh kết thúc, kỹ thuật nghiên cứu “tác vụ” được giới công nghiệp Mỹ quan tâm. Một vài cựu chiến binh Mỹ trong thế chiến thứ 2 quen thuộc với kỹ thuật này tham gia vào quản trị công ty xe hơi Ford, và áp dụng các kỹ thuật tính toán vào làm các quyết định quản trị. Và, sau đó từ thập niên 50 thế kỷ XX, kỹ thuật định lượng được áp dụng nhiều vào việc nghiên cứu và tạo điều kiện để nâng cao tính chính xác của các quyết định quản trị.

Lý thuyết định lượng về quản trị được xây dựng trên nền tảng nhận thức cơ bản:

“Quản trị là quyết định”, và muốn quản trị có hiệu quả thì các quyết định phải đúng, để có quyết định đúng phải xem xét sự vật – hiện tượng trong mối quan hệ quan hệ hữu cơ của hệ thống, sử dụng các kỹ thuật định lượng, được hỗ trợ đắc lực bỡi sự phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp điện toán, giúp giải quyết nhiều mô hình toán phức tạp với tốc độ cao chưa từng thấy.

Lý thuyết này được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: Lý thuyết khoa học quản trị (Management Science), lý thuyết hệ thống (System Theory), nghiên cứu tác vụ hay vận trù học (Operations Research), và phổ biến nhất vẫn là lý thuyết định lượng về quản trị (Quantitative Management Theory), có thể tóm tắt bằng những nội dung chủ yếu như sau: XLVII

2-Nội dung của lý thuyết.

- Nhấn mạnh đến phương pháp khoa học trong việc giải quyết các vấn đề quản trị. - Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết vấn đề.

- Sử dụng các mô hình toán học.

- Định lượng hóa các yếu tố có liên quan, và áp dụng các phương pháp toán học và thống kê.

- Quan tâm đến các yếu tố kinh tế kỳ thuật hơn là các yếu tố tâm lý – xã hội. - Đi tìm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.

- Sử dụng công cụ máy tính vào quản trị mà ngày nay nó đã thành cao trào.

3- Tóm tắt lý thuyết định lượng về quản trị.

Lý thuyết định lượng về quản trị cũng lấy hiệu quả quản trị làm mục tiêu, và cho rằng hiệu quả của các quyết định quản trị quyết định hiệu quả quản trị, chính vì sự nhận thức như vậy mà họ chủ trương sử dụng các thành tựu khoa học và các công cụ định lượng nhằm lượng hóa các sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ mật thiết của hệ thống, giúp cho các nhà quản trị có những quyết định đúng.

Lý thuyết Định lượng về quản trị có thể được xem là sự triển khai các quan điểm của lý thuyết quản trị khoa học trước đây. Cũng giống như Taylor, các nhà lý thuyết Định lượng về quản trị nhấn mạnh đến tinh thần khoa học khi phân tích các vấn đề quản trị và chủ trương sử dụng các phương pháp tính toán để giải quyết vấn đề. Lý thuyết này được áp dụng mạnh vào thập niên 50 thế kỷ XX đến nay, các kỹ thuật định lượng đã giải quyết nhiều vấn đề quản trị trong các cơ quan chính quyền và trong các cơ sở kinh doanh như làm ngân sách tài chính, quản trị hiện kim, chương trình hóa sản xuất, xây dựng chiến lược, bố trí và sử dụng tài nguyên, quản trị bán hàng, hàng tồn kho, …

Tuy nhiên, lý thuyết Định lượng về quản trị cũng không tránh khỏi một số hạn chế: - Chưa giải quyết được nhiều khía cạnh về con người trong quản trị.

- Lý thuyết này đòi hỏi ở trình độ kỹ thuật cao. Do đó, nhiều nhà quản trị cho rằng nó khó thực hiện, vì trong thực tế chỉ có các chuyên gia được đào tạo kỹ trong các lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật cụ thể (kỹ thuật toán, máy tính, thống kê, …) mới có thể sử dụng các kỹ thuật đó để làm tham mưu cho các nhà lãnh đạo; khi có nhiều ý kiến khác nhau phải lựa chọn thì nhà quản trị không đủ kiến thức chuyên môn để kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của vấn đề để đi đến quyết định được.

- Mặt khác, lý thuyết này khó có thể vận dụng vào việc thực hiện các chức năng tổ chức, quản trị nhân sự, lãnh đạo. Do đó, tính phổ biến của lý thuyết chưa cao.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cung của quản trị (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w