Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU (Trang 55 - 64)

TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU

3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.

thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.

Về chứng từ kế toán

Để theo dõi tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ trong phân xưởng sản xuất, kế toán nên sử dụng Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn theo mẫu sau:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn công cụ dụng cụ Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu

Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn công cụ, dụng cụ Stt Loại CC-DC ĐVT Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng SL ĐG

Về sổ sách kế toán

Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao trong kỳ, kế toán nên sử dụng Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541 theo mẫu sau:

Bảng 3.2: Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541 Người lập

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu

Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541 Stt Hợp đồng Ghi Nợ TK 1541, ghi Có các TK Ghi Có TK 1541, ghi Nợ các TK 1521 1522 153

Trong đó, cột ghi Nợ TK 1541 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng hợp đồng, cột ghi Có TK 1541 dùng để ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vật liệu thừa đem nhập kho).

Ngoài ra, hiện công ty chỉ sử dụng Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá mà chưa có Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá để đối chiếu với số liệu Tài khoản 152, 153, 155 trên sổ Cái. Do đó, công ty nên sử dụng sổ này theo mẫu sau:

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Tài khoản:.. Tháng:…năm…

STT Tên, qui cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Số tiền

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Cộng

Số lượng khoản mục chi phí hiện Công ty đang sử dụng là quá nhiều mà lại không cần thiết. Công ty nên giảm khoản mục chi phí khấu hao mà theo dõi chung chi phí khấu hao trong khoản mục chi phí sản xuất chung. Tương tự với chi phí mạ, chi phí mạ có thể xác định được một cách chính xác và nhanh chóng cho từng đơn đặt hàng do việc xác định khối lượng sản phẩm và công thức tính toán khá đơn giản như sau:

Chi phí mạ = Khối lượng hàng đem đi mạ x Đơn giá mạ 1kg

Do đó, chi phí mạ nên được theo dõi chung trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. Lúc này, khoản mục tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty sẽ gồm 3 khoản mục như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Về đối tượng tính giá thành

Công ty nên xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm có trong đơn đặt hàng thay vì là cả đơn đặt hàng đó. Từ đó, việc xác định giá vốn của từng đơn đặt hàng sẽ dễ dàng và chính xác hơn, giúp cho Ban giám đốc dễ dàng quyết định có chấp nhận hay không một đơn đặt hàng.

Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Mặc dù chủng loại sản phẩm sản xuất của Công ty rất phong phú và đa dạng, theo yêu cầu của từng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có những sản phẩm truyền thống của Công ty mà hầu hết các đơn đặt hàng đều có, chẳng hạn như: cột viễn

tin, cầu cáp mạ, dây tiếp địa…Hơn nữa, các sản phẩm này đều có chung qui trình công nghệ sản xuất với các loại vật tư tương tự nhau. Do đó, một yêu cầu đặt ra là Công ty cần xây dựng định mức chi phí cho các loại sản phẩm truyền thống đó, cụ thể là định mức sử dụng vật tư. Việc xây dựng định mức sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Đồng thời cũng giúp cho việc theo dõi, đối chiếu với thực tế sản xuất, xác định được chênh lệnh và có biện pháp xử lý kịp thời các chênh lệch đó nhằm tiết kiệm chi phí. Có thể xây dựng bảng định mức theo mẫu sau:

Bảng 3.4: Định mức sử dụng vật tư

Chi phí nhân công trực tiếp

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và thực hiện đúng theo chế độ hiện hành, Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân như sau:

Nợ TK 1542, 1547 Có TK 335

Khi công nhân nghỉ phép, kế toán sẽ ghi bút toán phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả người lao động.

Nợ TK 335

Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu

Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT TƯ Stt Tên SP Đvị tính (1 SP) Ô42x3

Có TK 334

Việc hạch toán khoản trích trước tiền lương sẽ giúp Công ty chủ động trong việc đối phó với trường hợp nhiều công nhân nghỉ phép.

Bên cạnh đó, Công ty nên trích lập khoản chi phí về Kinh phí công đoàn (2% lương chính). Khoản trích này được tính 100% vào chi phí trong kỳ của Công ty:

Nợ TK 1542, 1547 Có TK 3382

Về kế toán chi phí sản xuất chung

Hiện tại, Công ty có 2 phân xưởng sản xuất là: Phân xưởng I (cắt, đột, dập) và Phân xưởng II (hàn, sơn). Tuy nhiên, chi phí sản xuất chung lại được theo dõi chung cho toàn công ty,cuối tháng mới phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Điều này gây khó khăn cho việc tách bạch chi phí tiêu hao ở mỗi phân xưởng. Do đó, kế toán nên theo dõi chi phí sản xuất chung riêng cho từng phân xưởng để có thể theo dõi tốt nhất chi phí tiêu hao cho từng phân xưởng nhằm khuyến khích tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ngoài ra, để theo dõi tốt hơn từng loại chi phí, kế toán nên chi tiết TK 1547 thành các TK cấp 3 cho từng loại chi phí. Cụ thể:

 TK 15471: Chi phí nhân viên phân xưởng

 TK 15472: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ phục vụ phân xưởng.

 TK 15473: Chi phí khấu hao phân xưởng sản xuất

 TK 15474: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất  Về báo cáo quản trị

Hệ thống báo cáo tài chính của công ty đã được lập và phản ánh trung thực, hợp lý tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, hệ thống báo cáo

quản trị vẫn chưa được chú trọng. Công ty cần xây dựng hệ thống Báo cáo quản trị xuất phát từ yêu cầu quản trị. Với đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất, ngoài các báo cáo hiện có, công ty cần tiến hành lập thêm Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí nhằm cung cấp cho Giám đốc cái nhìn chính xác nhất về tình hình doanh thu, chi phí của công ty để từ đó có các quyết định ngắn hạn và dài hạn.

Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí là báo cáo cho biết tình hình sản xuất kinh doanh lãi, lỗ của công ty trong một thời kì nhất định tùy theo yêu cầu của Giám đốc. Trong đó, chi phí được chia ra thành định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp.

- Định phí (hay còn gọi là chi phí cố định) là các khoản chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của qui mô hoạt động chẳng hạn như: Chi phí công cụ dụng cụ, đồ dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định…

- Biến phí (hay còn gọi là chi phí biến đổi) là các khoản chi phí thường tỷ lệ thuận với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hay qui mô hoạt động chẳng hạn như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương, chi phí vận chuyển…

- Chi phí hỗn hơp: Là các khoản chi phí thường bao gồm cả biến phí và định phí như: chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…

Để phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí ta có thể sử dụng các phương pháp: cự đại, cự tiểu, phương pháp bình phương nhỏ nhất. Để đơn giản công ty nên áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu. Phương pháp này quan sát mức độ cao nhất và thấp nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến được xác định như sau:

Hệ số chi phí khả biến so với qui mô hoạt động

Biến động của qui mô hoạt động Sau khi xác định được biến phí, ta xác định định phí như sau:

Định phí = Tổng chi phí - Biến phí

Bảng 3.5. Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí

Tháng: … Chỉ tiêu Số tiền 1. Tổng doanh thu 2. Biến phí 3. Số dư đảm phí 4. Định phí 5. Lợi nhuận thuần

Trong đó: (3) = (1) - (2) (5) = (3) - (4)

Về phương pháp hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Mục tiêu mang tính chiến lược cho doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không đơn giản là phương pháp ghi sổ mà nó thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp.

Tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu, trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Qua thời gian nghiên cứu về qui trình sản xuất và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương

mại Ngãi Cầu, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:

Tổ chức công tác quản lý vật tư, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên sự thay đổi, biến động của khoản mục chi phí này có thể ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là một trong những biện pháp hữu hiệu đối với Công ty để có thể hạ thấp giá thành sản phẩm.

Để kiểm soát được khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ngoài việc kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập xuất kho và sử dụng nguyên vật liệu trong phân xưởng, Công ty cũng cần phải quan tâm đến việc tìm kiếm, lựa chọn những loại nguyên vật liệu có chất lượng tốt, mức độ tiêu tốn thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Có chế độ thưởng, phạt hợp lý những trường hợp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu.

Tăng năng suất lao động, thiết lập cơ cấu lao động hợp lý.

Chi phí nhân công trực tiếp vừa là chi phí vừa có chức năng đòn bẩy kinh tế. Vì vậy, việc giảm bớt khoản mục chi phí này phải đảm bảo theo đúng qui định của chế độ, vừa đảm bảo đời sống công nhân viên đồng thời mang lại hiệu quat cao nhất cho doanh nghiệp. Có thể giảm bớt khoản mục này thông qua một số biện pháp sau:

- Tăng cường cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân. Đồng thời thực tốt chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.

- Tổ chức các khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, tổ chức các khoá huấn luyện về an toàn lao động, nâng cao ý thức trách và trách nhiệm của người lao động với công việc chung.

- Bố trí lao động hợp lý giữa các khâu, các bộ phận, bố trí đúng người, đúng việc, tổ chứ, sắp xếp cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, tổ chứ bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm.

Giảm chi phí sản xuất chung.

Để giảm bớt khoản mục này, bên cạnh những biện pháp tiết kiệm chi phí, công cụ, dụng cụ, tăng năng suất lao động, Công ty cần đặc biệt quan tâm tới việc bố trí hợp lý các công đoạn của sản xuất nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí về năng lượng, động lực (điện, nước…) vì khoản chi phí này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất chung. Đồng thời Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua một số biện pháp sau:

- Có kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị một cách tối ưu nhất, đảm bảo sử dụng hết công suất thiết kế, đồng thời có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, hợp lý nhằm kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị. Cố gắng bố trí thời gian sửa chữa, bảo dưỡng ngoài thời gian sản xuất để đảm bảo tiến độ của việc sản xuất. - Huy động vốn đầu tư thêm máy móc thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ phục vụ cho sản xuất để thay thế cho những thiết bị đã quá cũ hay đã hư hỏng.

Như vậy, để quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá trên nhiều góc độ và bằng các phương pháp khác nhau. Từ đó thấy được những khả năng tiềm tàng cũng như những khó khăn, bất cập còn tồn tại để đưa ra định hướng trong công tác quản lý cũng như tổ chức sản xuất, có những biện pháp hạ thấp giá thành những vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w