Những tồn tạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU (Trang 51 - 53)

TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU

3.1.2. Những tồn tạ

Về chứng từ sử dụng

Trong tổng chi phí sản xuất chung, chi phí về công cụ dụng cụ tiêu hao chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là que hàn, các loại bulông-đai ốc…. Chính vì vậy, việc không sử dụng Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn công cụ, dụng cụ sẽ làm cho việc theo dõi tình hình sử dụng các loại công cụ, dụng cụ này kém chặt chẽ, tạo kẽ hở cho sự lãng phí, gian lận.

Về sổ sách kế toán

Do áp dụng quyết định 48/2006/QĐ-BTC trong hạch toán kế toán nên kế toán chỉ sử dụng TK 154 (Chi tiết thành các TK cấp 2: 154M, 1541, 1542, 1543, 1547) để hạch toán các khoản mục chi phí. Trong đó chỉ có TK 1541 được chi tiết theo các đơn đặt hàng, còn các TK còn lại dùng để tập hợp chi phí chung cho cả tháng. Tuy nhiên, kế toán không sử dụng Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi tổng chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao trong kỳ.

Về đối tượng tính giá thành

Công ty hiện đang xác định đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng. Đây là điều không hợp lý vì như vậy sẽ gây khó khăn cho Ban giám đốc trong việc có chấp nhận thực hiện một đơn đặt hàng hay không. Hiện tại, Ban giám đốc chỉ

dựa vào kinh nghiệm để ước chừng giá vốn của một đơn đặt hàng để ra quyết định có chấp nhận hay không.

Về khoản mục chi phí

Hiện tại, Công ty sử dụng 5 khoản mục chi phí tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao và chi phí mạ. Số khoản mục chi phí như vậy là quá nhiều, gây rắc rối cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành. Ngoài ra, việc coi chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí là không phù hợp với chế độ qui định.

Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dù sản xuất theo đơn đặt hàng, chủng loại hàng hoá đa dạng song vẫn luôn có những sản phẩm truyền thống mà Công ty sản xuất khá nhiều. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các loại sản phẩm truyền thống này. Điều này sẽ tạo ra kẽ hở cho việc sử dụng vật tư lãng phí và gây khó khăn trong việc xác định khối lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng đơn đặt hàng.

Bên cạnh đó, phế liệu tại Công ty tương đối nhiều nhưng vẫn chưa được chú trọng thu hồi và xử lý làm lãng phí nguyên vật liệu cho sản xuất.

Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Trong hạch toán tiền lương, kế toán không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, trong khi công nhân nghỉ phép ở Công ty không đều đặn, đây là điều không hợp lý trong hạch toán chi phí nhân công làm cho việc tính giá thành không chính xác.

Bên cạnh đó, Công ty không trích lập Kinh phí công đoàn trên lương chính của công nhân. Đây là điều không hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất với số lượng công nhân tương đối nhiều.

Việc thực hiện chính sách thưởng đối với người lao động chưa được coi trọng nhiều, do đó chưa tạo môi trường thi đua trong công việc nhằm nâng cao năng suất lao động.

Về chi phí sản xuất chung

Hiện tại Công ty chỉ sử dụng TK 1547 để tập hợp và theo dõi chi phí sản xuất chung cho toàn bộ 2 phân xưởng trong cả tháng. Việc tập hợp chung như vậy sẽ gây cản trở cho việc theo dõi chi phí sản xuất chung của mỗi phân xưởng và từng loại chi phí khác nhau (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ - dụng cụ…). Từ đó dẫn đến việc khó kiểm soát chi phí, không khuyến khích tiết kiệm.

Về báo cáo quản trị

Hiện tại Công ty chưa chú trọng tới kế toán quản trị. Đây là hạn chế lớn của Công ty. Các doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức hệ thống kế toán quản trị vì kế toán quản trị là phương tiện để Ban giám đốc kiểm soát có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá và ra các quyết định quản lý.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w