Bảng 5: Doanh số cho vay năm 2006 Loại hình kinh tế
2.2.2.3 Tình hình dưnợ
Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tính đến 31/12/2006 là 1.149 tỷ đồng . Trong đó: Dư nợ DNNN: 954 tỷ đồng chiếm 83%
Dư nợ DNNQD: 115 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 10%
Có thể nhận thấy rằng dư nợ cho vay DNNQD còn quá nhỏ so với DNNN, do đó mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNNQD đang là mục tiêu hoạt động của chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây, vì hiện vay các DNNQD trên địa bàn đang tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu vốn rất lớn, vòng quay vốn ngắn và doanh thu ngày một tăng, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng thu của khối DN của nền kinh tế. Trong khi một số DNNN làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém, cung cách quản lý không xoay kịp theo nền kinh tế thị trường, chủ yếu vẫn dựa vào cơ chế bao cấp, cơ chế “xin-cho”.Cho các DNNQD vay vốn thực sự là triển vọng đầu ra tín dụng đầy hứa hẹn đối với chi nhánh. Dư nợ của các DNNQD tại chi nhánh đã từng bước được nâng lên.
Tỷ lệ dư nợ lớn nhất trong nhóm là các công ty cổ phần 112,4 tỷ đồng (chiếm 98%), còn lại là công ty TNHH và DN tư nhân. Trong 112,4 tỷ dư nợ của công ty cổ phần thì 82 tỷ là dư
Về cơ cấu dư nợ của các DNNQD, nhìn chung chủ yếu, chiếm phần lớn là dư nợ cho vay ngắn hạn. Trong tổng dư nợ 115 tỷ đồng của DNNQD thì có tới 83 tỷ là dư nợ ngắn hạn (tức là chiếm 72%), 32 tỷ là dư nợ trung, dài hạn (27%). Tong khi đó, tổng dư nợ cho vay của DNNN là 954 tỷ đồng, thì có tới 526 tỷ dư nợ trung, dài hạn (chiếm 55%) và 72 tỷ dư nợ ngắn hạn (45%), phản ánh rằng các DNNN có dư nợ trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn, trong khi đối với các DNNQD thì ngược lại.
Về dư nợ ngoại tệ thì 100% thuộc về khối DNNN. Có nghĩa DNNQD chưa được tiếp cận nguồn cho vay bằng ngoại tệ, nên thu nợ bằng ngoại tệ, cũng như dư nợ bằng ngoại tệ đối với khối này cũng không có.