Trạng thái của thép tôi thành mactenxit (xem lại mục 4.2.5a) Sau khi tôi đạt tổ chức mactenxit có độ cứng cao nhất song không thể đem

Một phần của tài liệu Giáo trình Khoa học vật liệu (Trang 38)

- nhiệt luyện nhiệt độ cao (a) và nhiệt độ

a. Trạng thái của thép tôi thành mactenxit (xem lại mục 4.2.5a) Sau khi tôi đạt tổ chức mactenxit có độ cứng cao nhất song không thể đem

Sau khi tôi đạt tổ chức mactenxit có độ cứng cao nhất song không thể đem dùng ngay được vì:

- thép rất giòn, kém dẻo, dai với ứng suất bên trong lớn, nếu đem dùng ngay sẽ rất chóng g∙y do bị phá hủy giòn,

- trong nhiều trường hợp không yêu cầu độ cứng và tính chống mài mòn cao nhất mà cần độ bền (σb, σ0,2, σđh) cao kết hợp với độ dẻo và độ dai khác nhau

rất đa dạng.

Mục đích

Do vậy sau khi tôi phải nung nóng lại (ram) là để:

- giảm ứng suất bên trong đến mức không làm thép quá giòn, điều cần thiết

tối thiểu cho mọi trường hợp,

- khử bỏ hoàn toàn ứng suất bên trong,

- điều chỉnh cơ tính cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể của chi tiết máy và dụng cụ. Có thể coi đây là mục đích và cũng là tác dụng quan trọng nhất của ram. Với cùng một thép sau khi tôi nếu ram ở các nhiệt độ khác nhau có thể đạt được các chỉ tiêu cơ tính khá khác nhau, do đó được dùng vào các mục đích khác nhau. Do vậy xác định nhiệt độ ram (sau khi tôi) có ảnh hưởng quyết định đến cơ tính của chi tiết khi làm việc, trong nhiều trường hợp chỉ sai lệch vài chục

0

C đ∙ gây ra các thay đổi đáng kể dẫn tới làm hỏng sản phẩm.

Vậy ram là nguyên công nhiệt luyện sau cùng (kết thúc) để điều chỉnh tổ chức và cơ tính thép tôi theo ý muốn sử dụng. Như thế tôi + ram là công nghệ nhiệt luyện kết thúc (cũng có thể để cải thiện tính gia công cắt, lúc đó nó lại thuộc nhiệt luyện sơ bộ).

b.Định nghĩa

Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đ∙ tôi thành mactenxit lên đến các nhiệt độ thấp hơn Ac1, để mactenxit và austenit dư phân hóa thành các tổ chức có cơ tính phù hợp với điều kiện làm việc quy định.

4.5.2.Các phương pháp ram

Theo nhiệt độ ram, yếu tố quyết định tổ chức và cơ tính tạo thành, người ta chia ra ba loại ram: thấp, trung bình và cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Khoa học vật liệu (Trang 38)