Kiểm tra nhiệt độ nung

Một phần của tài liệu Giáo trình Khoa học vật liệu (Trang 43)

- nhiệt luyện nhiệt độ cao (a) và nhiệt độ

b. Kiểm tra nhiệt độ nung

Đo nhiệt độ một cách chính xác là việc quan trọng đầu tiên. Thường dùng

các cách sau đây.

Đo bằng dụng cụ đo nhiệt:

- dưới 400 ữ 500oC dùng nhiệt kế thủy ngân,

- dưới 1600oC dùng bộ cặp nhiệt + đồng hồ (milivôn kế) mà nguyên lý đ∙

được học trong giáo trình vật lý:

+ cặp platin - platin - rôđi (90%Pt + 10%Rh), đo lâu dài từ -20 đến 1300oC, đo thời gian ngắn đến 1600oC,

+ cặp crômel [90%(Ni + Co) + 10%Cr] - alumel [95%(Ni + Co) + 5%(Al +S i+ Mn)], đo lâu dài từ -50 đến 1000oC, thời gian ngắn 1600oC.

- trên 1000 đến 2000oC dùng nhiệt kế quang học và nhiệt kế bức xạ với sai số khá lớn ± (20 - 80o

C).

Các dụng cụ đo nhiệt cần được thường xuyên kiểm tra độ chính xác để có sự căn chỉnh kịp thời.

ước lượng bằng mắt Khi nung thép cao hơn 550o

C bắt đầu xuất hiện màu mà mỗi màu tương

ứng với một khoảng nhiệt độ xác định:

đỏ - 700 ữ 830o

C, da cam - 850 ữ 900o

C, vàng - 1050 ữ 1250o

C, trắng - 1250 ữ 1300oC.

Tất nhiên cách này kém chính xác và đòi hỏi có kinh nghiệm.

4.7.Hóa bền bề mặt

Trong nhiệt luyện thép, hóa bền bề mặt chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt trong chế tạo động cơ nổ, ôtô, máy kéo, máy công cụ, thủy khí...Bề mặt chi tiết máy là bộ phận có yêu cầu cao nhất: chịu ứng suất tác dụng lớn nhất, chịu mài mòn khi ma sát, tiếp xúc với môi trường và có thể bị ăn mòn khi làm việc. Rất nhiều chi tiết yêu cầu bề mặt có độ cứng, tính chống mài mòn cao trong khi đó lõi vẫn bền, dẻo, dai. Muốn vậy phải dùng các cách biến đổi tổ chức của lớp bề mặt theo phương hướng hóa bền (làm cứng lên). Trong chế tạo cơ khí người ta cũng dùng các phương pháp cơ học: phun bi, lăn ép. dập làm biến dạng dẻo, biến cứng nâng cao độ cứng bề mặt thép, song cho hiệu quả không cao, năng suất thấp. Tôi bề mặt và hóa - nhiệt luyện có nhiều ưu điểm hơn.

4.7.1. Tôi bề mặt nhờ nung nóng bằng cảm ứng điện (tôi cảm ứng) cảm ứng)

Tôi cảm ứng là phương pháp tôi bề mặt có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cao nhất, được áp dụng rất rộng r∙i trong sản xuất cơ khí, đặc biệt là sản suất hàng loạt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Khoa học vật liệu (Trang 43)