Kếtoán chi phí sản xuất tại Công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI (Trang 34 - 58)

Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô tương đối lớn, các khoản chi phí không phức tạp nhưng phát sinh thường xuyên với khối lượng lớn. Quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, các chi phí bỏ ra cũng đa dạng, bao gồm nhiều loại trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn (chiếm từ 75-80%). Do vậy, cần kiểm soát chặt chẽ chi phí bỏ ra.

Công ty không thực hiện trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tại Công ty, các chi phí phát sinh tại bộ phận nào đều được tập hợp, phản ánh tại bộ phận đó rồi chuyển về phòng kế toán tại Công ty. Tại đây các chi phí được theo dõi chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách và các tài khoản chi tiết ở từng bộ phận.

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội phân loại theo mục đích và công dụng kế toán được chia làm các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung

1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, chủng loại phong phú, đa dạng, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, có loại trong nước, có loại phải nhập khẩu, mỗi loại có tính năng, tác dụng khác nhau.

Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, kế toán đã tiến hành phân loại và theo dõi nguyên vật liệu trên các tài khoản chi tiết của TK 152- Nguyên liệu, vật liệu như sau:

- TK 1521: Nguyên vật liệu chính, bao gồm: gạo tấm, bột gạo tấm, bột sắn, dịch san, dịch téc, đạm, đường, hương cốm,…

- TK 1522: Nguyên vật liệu phụ, bao gồm: hương liệu các loại, nút, giấy, phẩm màu, nhãn,…

- TK 1523: Nhiên liệu bao gồm: dầu FO, dầu mỡ, sơn các loại…

- TK 1524: Phụ tùng thay thế: dây điện, bóng đèn, đinh vít…

- TK 1527: Vật liệu khác.

Cuối tháng kế toán căn cứ vào “Phiếu xuất kho”, “Báo cáo kho”…từ các thủ kho và “Báo cáo sử dụng vật tư” từ các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp, kế toán vật liệu xác định số vật liệu thực dùng, lập “Bảng tính giá vật liệu xuất” cho từng bộ phận sử dụng khác nhau. Trên cơ sở đó lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” cho toàn Công ty.

Từ “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ”, kế toán giá thành tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng vào “Bảng kê số 4”và lấy số liệu tổng hợp ghi vào “Nhật ký chứng từ số 7”. Số liệu ở “Nhật ký chứng từ số 7”đuợc sử dụng để ghi vào Sổ cái TK 152, TK 621 và các tài khoản liên quan khác.

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và mở chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên.

- TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Xí nghiệp Cồn.

- TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Rượu mùi.

- TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Bao bì.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho bộ phận sản xuất phụ vào TK 154, chi tiết như sau:

- TK 1545: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi.

- TK 1546: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát.

- TK 1548: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện.

Khi có nhu cầu sản xuất, các xí nghiệp có nhu cầu sẽ gửi giấy đề nghị lĩnh vật tư. Khi được Giám đốc cùng trưởng phòng kế hoạch vật tư phê duyệt, phòng kế hoạch vật tư sẽ viết “Phiếu xuất kho”. Thủ kho chỉ được phép xuất kho khi đã có đủ chữ ký của 2 người kể trên và ghi số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho. Số lượng thực xuất không được lớn hơn số lượng yêu cầu ghi trên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên: một liên lưu tại phòng vật tư, một liên lưu tại kho và một liên chuyển lên phòng kế toán.

Cuối mỗi tháng, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào số liệu chi tiết của vật liệu, công cụ, dụng cụ, các phiếu xuất kho để tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp

bình quân

gia quyền.

Giá thực tế NVL xuất dùng = Pbq Khối lượng NVL xuất dùng

Ví dụ: Trong tháng 12/2006 vật liệu đường kính có số liệu sau (căn cứ vào Bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu)

Biểu 1.2 BẢNG KÊ TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT – TỒN NVL

Tháng 12/2006

Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội

Tên hàng

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Đường 5 132 49 583 000 6 790 65 604 980 7 028 67 903 130 4 894 47 284 850

…….. ……. ………… …… ……….. ….. …….. … ……..

Cộng 2 211 385 260 15 147 562 380 13 224 766 460 4 134 181 180

Ta có:

Trị giá vật liệu tồn đầu tháng: 49 583 000 đ Số lượng vật liệu tồn đầu tháng:5 132 kg

Trị giá vật liệu nhập trong tháng: 65 604 980 đ Số lượng vật liệu nhập trong tháng: 6 790 kg Đơn giá vật liệu đường

kính xuất trong tháng = 49 583 000 + 65 604 980 = 9 661,8 đ 5 132 + 6 790

Số lượng vật liệu xuất trong tháng: 7 028 kg

Vậy, trị giá vật liệu đường xuất trong tháng = 9 661,8 7 028 = 67 903 130 đ Với phương pháp tính như vậy thì cuối tháng kế toán mới tính được trị giá nguyên vật liệu xuất kho.

Đơn giá thực tế NVL xuất trong tháng (Pbq) = Trị giá NVL tồn đầu tháng + Trị giá NVL nhập trong tháng Khối lượng NVL tồn đầu tháng + Khối lượng NVL nhập trong tháng

Biểu 1.3 PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 03/12/2006

Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận hàng: Tổ Xay xát

Lý do xuất kho: Xí nghiệp Cồn Xuất tại kho: Lĩnh Nam

STT Tên vật tư, sản phẩm Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Gạo tấm Kg 230 450 230 450 Cộng 230 450 230 450 Phụ trách bộ phận sử dụng (ký, họ tên) Phụ trách bộ phận cung tiêu (ký, họ tên) Người nhận (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Căn cứ vào số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất cho từng xí nghiệp và ghi vào “Bảng tính giá nguyên vật liệu xuất” rồi chuyển tới kế toán giá thành ghi vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ”.

Biểu 1.4 Trích BẢNG TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT

Tháng 12/2006 - XN Rượu mùi

STT Tên vật liệu Sản lượng Đơn giá Thành tiền

1 Đường 7 028 9 661,8 67 903 130

2 Hương cốm 93 842 474,73 78 350 150

……… ……. …… ….. ……

Cộng 5 962 594 491

Số liệu bảng trên được ghi vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ – Tháng 12/2006 ở cột Nợ TK 6212 và vào các dòng tương ứng.

Mỗi loại sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu khác nhau nên khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng xí nghiệp, kế toán còn chú ý chi tiết nguyên vật liệu dùng cho từng loại sản phẩm căn cứ vào báo cáo sản xuất chi tiết các loại nguyên vật liệu của từng xí nghiệp thành viên nhằm phục vụ tính giá thành từng loại sản phẩm.

Sau khi xác định được chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho từng sản phẩm tại mỗi công đoạn, kế toán lấy làm căn cứ để ghi vào bảng tính giá thành từng công đoạn cụ thể cho từng loại rượu tương ứng.

Toàn bộ việc tổng hợp tính toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng được thực hiện trên “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ” (Bảng phân bổ số 2).

Trên bảng phân bổ, các cột phản ánh TK ghi Nợ (chi tiết cho bộ phận sử dụng), các dòng phản ánh TK ghi Có (chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ).

Đối với công cụ, dụng cụ: công cụ, dụng cụ của công ty thường có giá trị nhỏ nên được phân bổ 100%, chi phí công cụ, dụng cụ cũng được tập hợp và đưa vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” .

Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp số liệu ở Bảng phân bổ số 2 để ghi vào “Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng”. Đồng thời căn cứ vào số liệu ở Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 – Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, rồi ghi vào Sổ cái TK 621 chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên.

1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Tổng số cán bộ công nhân viên: 400 người; trong đó số lao động trực tiếp là 310 người, số lao động gián tiếp là 90 người.

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Cụ thể, ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội khoản mục này bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định,...

Hình thức trả lương áp dụng tại Công ty bao gồm cả hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm (lương sản phẩm).

Lương cơ bản = Hệ số lương cấp bậc * Mức lương tối thiểu (= 450 000 đ)

Lương thời gian = Số ngày tính theo lương thời gian * Đơn giá lương thời gian ngày (= 48 500 đ/ngày)

Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá lương sản phẩm Đơn giá tiền lương do Phòng Tổ chức, lao động – tiền lương của Công ty tính và gửi lên Phòng Kế toán để tính ra tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất.

Như vậy: Tổng tiền lương = Lương sản phẩm + Lương thời gian + Phụ cấp.

Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp Đảng, an toàn lao động, tiền thưởng, cơm ca…

Trong đó:

Phụ cấp đảng = Hệ số phụ cấp đảng (=0,3)* Lương tối thiểu (= 450 000 đ) An toàn lao động = 58 000/người/tháng

Tiền thưởng = Hệ số thưởng * Lương cơ bản Tiền cơm ca = 10 000 đ/người/ngày

Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà hàng tháng khi có phát sinh chi phí thì tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tức là hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong tháng.

Ở Công ty tỷ lệ trích KPCĐ là 2% trên lương thực tế, các khoản BHXH là 15%, BHYT là 2% trên lương cơ bản. Còn 6% (BHXH 5%, BHYT 1%) người lao động phải chịu và được khấu trừ luôn vào lương.

Ví dụ cụ thể:

Tại Tổ pha chế – Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006

Biểu 1.6 T rích Bảng chấm công tháng 12/2006

Tổ pha chế - Xí nghiệp Rượu mùi

STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công Cơm ca … CT Tổng 1 2 … 31 1 Trần Đình Hậu 2,92 + K … + 18 … 5 25 … …. …. … … … …. Cộng 321 90 427 Trong đó:

+: Lương thời gian K: Lương sản phẩm

CT: Tổng ngày lương thời gian ….

Căn cứ vào Bảng năng suất cá nhân Tổ pha chế – Xí nghiệp Rượu mùi - tháng 12/2006

Biểu 1.7 Trích Bảng năng suất cá nhân tháng 12/2006

Tổ pha chế - Xí nghiệp Rượu mùi

Như vậy tính lương cho ông Hậu như sau:

- Lương sản phẩm = 12*6 367+ 307*124,47+ 156*272,68+… = 1 360 500 đ - Lương thời gian = 5* 48 500 = 242 500đ

- Các khoản phụ cấp:

Phụ cấp đảng = 0,3* 450 000 = 135 000đ An toàn lao động = 58000đ

Tiền thưởng = 2*450 000*2,92= 2 628 000 đ Tiền cơm ca = 18*10 000 = 180 000đ

Vậy tổng tiền lương của ông Hậu là:

= 1 360 500 +242 500 + 135 000 +58 000 + 2 628 000 +180 000 = 4 604 000 đ Trong tháng ông Hậu nhận tạm ứng vào ngày 10/12 với số tiền là 2 000 000 đ Số tiền bảo hiểm trừ vào lương = 2,92*450 000*6% = 78 840 đ

Vậy tiền ông Hậu được lĩnh vào cuối tháng là: = 4 604 000 – 2 000 000 – 78 840 =2 525 160 đ

Tính toán tương tự cho các công nhân khác, từ đó lập Bảng thanh toán lương và phụ cấp cho Tổ pha chế tháng 12/2006. Tương tự lập Bảng thanh toán lương và phụ cấp cho Tổ đóng chai và Tổ rượu vang.

Phương pháp tập hợp STT Họ tên Lọc rượu Đơn giá: 6 367 Rửa chai Đơn giá: 124,47 Vận chuyển Đơn giá: 272,68 … Tổng cộng L Tiền L Tiền L Tiền

1 Trần Trần Đình Hậu 12 76 409 307 38 214 156 42 539 … 1 360 500 … …. ….. … … … … … … … Cộng 204 1 298 868 5 220 649 733 2 652 723 148 ... 21 881 424

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp và mở chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên:

TK 6221- Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Cồn

TK 6222 – Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Rượu mùi TK 6224 – Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Bao bì Với các bộ phận sản xuất phụ, kế toán tập hợp trực tiếp vào

TK 1545 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi TK 1546 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát TK 1548 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện

Tại Công ty, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng xí nghiệp, từng bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ. Cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chúng cho từng loại sản phẩm ở các xí nghiệp thành viên theo từng tiêu thức cụ thể.

Hàng tháng, nhân viên thống kê ở các phân xưởng căn cứ vào các bảng chấm công, bảng lương, cấp bậc, khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng năng suất cá nhân và các chế độ phụ cấp khác tiến hành tính lương cho công nhân, nhân viên đơn vị mình, đồng thời trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, từ đó lập “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cho đơn vị mình.

Cuối tháng, khi nhận được “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cùng các tài liệu có liên quan từ các phân xưởng gửi lên, kế toán tiền lương tiến hành tập hợp lại và lập bảng phân bổ số 1: “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cho toàn Công ty.

Ví dụ, để tính tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở Xí nghiệp Rượu mùi, kế toán căn cứ vào cột tổng tiền dòng tổng cộng tương ứng trên “Bảng thanh toán lương” của Tổ pha chế, Tổ đóng chai và Tổ rượu vang tập hợp lại và ghi vào “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung” của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006 tương ứng theo từng công đoạn.

Cụ thể:

Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở Xí nghiệp Rượu mùi là: 795 803 344 + 1 272 101 524 + 177 381 500 = 2 245 286 368 đ

Từ đó tính khoản trích KPCĐ là: = 2% * 2 245 286 368 = 44 905 727 đ

Do tháng 11 Công ty đã trích thừa tiền BHXH và BHYT nên tháng này không trích nữa.

Kết quả này sẽ được ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ở cột ghi Có TK 334, TK 3382 và dòng ghi Nợ TK 6222.

Cụ thể:

Theo “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” tháng 12/2006 tại Xí nghiệp Rượu mùi:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI (Trang 34 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w