ĐÁNH QUAY (CHƠI VỤ):

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học đạt giải A cấp tỉnh (12 tâp) (Trang 35 - 38)

Đây thường là trò chơi của trẻ nhỏ. Cách làm:

- Đồ chơi thường được làm bằng gỗ hay sừng là con quay hình nón cụt, có chân bằng sắt.

- Một sợi dây bệnh bằng dây chuối, dây lá buôn … Hiện nay trẻ em chơi thường dùng dây dù.

Cách chơi:

- Quấn dây từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho con quay, quay tít.

Cách đánh giá:

Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất.

Một cách viết khác

Gụ hay Cù (sau này thường được gọi là con quay) thường làm bằng gỗ, cấu tạo gụ

gồm 3 phần:

• Phần đầu được làm hình ống nhỏ phía trên, cao khoảng 2 cm

• Phần thân bằng gỗ hình chữ "U" hoặc chữ "V" phình ra bên dưới, thường có chiều dài gấp khoảng 3 lần phần đầu

• Một chiếc đinh cắm vào đáy dùng để tiếp xúc với nền đất để quay.

Chế tạo

Gụ có thể được đẽo gọt bằng gỗ, cũng có thể được tiện (những năm gần đây trẻ em thường chơi bằng Gụ nhựa). Gụ tiện thì quay tít và lâu hơn gụ đẽo, nhưng không phát ra âm thanh vi vu như là gụ đẽo.

Gụ tốt phải được làm bằng gỗ tốt, bền. Gỗ làm gụ thường là gỗ xoan, hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt.

Đinh gụ thường là những chiếc đinh khá lớn, được chặt đầu mũ đi, mài cho bằng phẳng rồi mới đóng vào chính giữa tâm phía dưới thân gụ. Việc bổ, quật mạnh gụ xuống đất và quật vào gụ khác nhiều lần khi chơi có thể làm đinh gụ đóng lún sâu vào trong thân hơn mức đóng ban đầu, khiến gụ bị thấp đi. Chính vì vậy trong những năm 1980, có phong trào dùng "đinh mũ", là lấy những đầu con thoi máy dệt làm đinh gụ. Loại đinh này có chân đế hình nón, sau khi đóng vào gụ, chân đế tỏa rộng ra xung quanh như giá đỡ, vì vậy việc quật, bổ mạnh nhiều lần xuống đất không làm cho đinh gụ bị đóng sâu vào thân gụ.

Dùng dây (thường là dây thừng nhỏ) quấn xung quanh thân gụ rồi giữ chặt dây và quật xuống đất. Gụ sẽ quay theo quán tính giống như viên đạn thoát khỏi súng. Chơi gụ cần có bãi đất nền bằng phẳng, không rộng lắm. Đầu tiên, những người chơi cùng đánh một lượt. Gụ ai bị đổ trước thì coi như thua ván đó, phải đặt xuống một vòng tròn nhỏ được vẽ ra để người khác đánh vào. Sau khi bổ Gụ ra thì người chơi phải dùng tay hoặc dây bắt Gụ lên, không được cho Gụ ngã. Nếu Gụ ngã thì phải đặt Gụ vào vòng tròn cho người khác đánh.

Việc bổ mạnh gụ xuống thường áp dụng khi có nhiều người chơi, nhất là những người chơi lượt sau để nhằm "triệt" vào gụ của đối phương. Người chơi gụ một mình hoặc người ra gụ đầu tiên thường chỉ làm động tác tung gụ ra phía trước nhẹ nhàng rồi giật mạnh dây trở lại cho gụ quay. Cách làm cho gụ quay này thường được gọi là "thả quay", còn việc quật mạnh xuống gọi là "bổ quay".

Sự nguy hiểm

Chơi trò này khá nguy hiểm, gụ dễ văng vào người gây thương tích.

24. DIỀU SÁO

Diều sáo là một trò chơi phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm ở một số vùng có tổ chức cuộc thi diều sáo như trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Phú Thọ, bờ sông Hương ở Huế…. Ðây là những chiếc diều thật lớn, bề ngang có khi đến một sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo.

Cách làm:

- Khung diều làm bằng cật tre, lấy giấy phất vào diều có khi làm bằng vải. - Một dây mây hay dây thép nhỏ (Bây giờ người thả diều thường dùng bằng chỉ hoặc cước để thả).

- Một ống sáo. Tùy theo loại diều mà gắn sáo khác nhau. Thông thường có 3 loại chính phân theo tiếng kêu: sáo cồng, tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân; sáo đẩu, tiếng kêu than như tiếng lời than; sáo còi, tiếng kêu the thé như tiếng còi. Cách chơi:

- Thường chọn mùa gió nhẹ, ít mưa như mùa hè.

- Thả diều chọn vị trí đầu gió và nơi có không gian rộng để khi diều bay lên có chao, đảo cũng không vướng.

Thi diều sáo, Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờ cũng phải xem diều có lên bổng, dây diều căng hay võng, nhất là lúc ở trên không diều có lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không.

25. CHỌI GÀ

Chọi gà (theo cách gọi Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam ) đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Vì vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong trò chơi ngày hội, mà còn là một thú vui chơi thông thường của nhiều người ở đô thị cũng như nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước cách mạng tháng 8-1945, nhiều "trường gà" đã được thiết lập ở khắp nơi, thu hút đông đảo khách có máu mê ăn thua cờ bạc. Sách vở xưa cũng từng bàn về chọi gà và gà chọi. Từ thế kỷ thứ 13, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, trong bài hịch tướng sĩ cũng đã từng cảnh tỉnh những ai đắm mình vào thú vui này trong lúc "quốc gia hữu sự":"Cựa gà sắc khôn đâm giáp giặc"...

Ðể có được con gà chọi hay đòi hỏi người phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập v.v... Câu ngạn ngữ "Gà tại nó, chó tại ta " ý là gà trước hết phải là gà giống, rồi mới đến kết quả công rèn luyện. Hoặc "chó giống cha, gà giống mẹ" ...

Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà nổi tiếng như Ðình Bảng, Yên Phụ (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam bộ có gà Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa...

Chọi gà là thú vị dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng rất nhanh, còn việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng huấn luyện gà thì lại thuộc về một tầng lớp người có có điều kiện. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa.

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học đạt giải A cấp tỉnh (12 tâp) (Trang 35 - 38)