4 HẠCH TOÁN KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 32)

TRONG DOANH NGHIỆP.

241. 4.1 Nội dung và cách xác định kết quả tiêu thụ.

242. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá được biểu hiện dưới chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về tiêu thụ và được tính như sau :

243. Lãi hoặc lỗ Lợi tức Chi phí bán hàng và chi

244. về tiêu thụ gộp phí quản lý doanh nghiệp

245. Trong đó :

246. Lợi tức gộp Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

247. Doanh thu Doanh thu Giảm giá Doanh thu hàng Thuế Thuế

248. thuần bán hàng hàng bán bán bị trả lại TTĐB xuất khẩu

249. Như vậy, để xác định được kết quả tiêu thụ ta phải xác định được các yếu tố cấu thành kết quả tiêu thụ đó. Ngoài doanh thu thuần đã được xác định như

trên ta còn cần phải xác định giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

250. 4.2. Nội dung các yếu tố cấu thành kết quả tiêu thụ.

251. 4.2.1 Giá vốn hàng bán.

252. Về bản chất trị giá vốn của hàng tiêu thụ được tính theo giá thực tế, nhập kho giá nào thì xuất bán theo giá đó. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh trong từng lĩnh vực (sản xuất, thương mại) mà trị giá vốn của hàng tiêu thụ được xác định khác nhau.

 Với doanh nghiệp sản xuất thì trị giá vốn của hàng tiêu thụ được tính theo giá thành sản xuất thực tế (giá thành công xưởng thực tế).

 Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trị giá vốn của hàng tiêu thụ chính là giá thành thực tế đã thực hiện với khách hàng.

 Với doanh nghiệp thương mại trị giá vốn của hàng xuất bán bao gồm 2 bộ phận: + Trị giá mua của hàng tiêu thụ;

+ Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.

253. 4.2.1.1 Các phương pháp xác định trị giá mua của hàng tiêu thụ (đối với doanh nghiệp thương mại), trị giá hàng xuất bán xuất dùng (đối với doanh nghiệp sản xuất).

Phương pháp giá đơn vị bình quân.

254. Theo phương pháp này, khi xuất hàng ta chỉ theo dõi về mặt số lượng đến cuối kỳ mới tính được đơn giá bình quân; giá thực tế hàng xuất kho trong kỳ được tính theo công thức :

255. Giá thực tế Số lượng hàng x Giá đơn vị

256. hàng xuất kho xuất kho bình quân

257. Trong đó, giá đơn vị bình quân được xác định :

258. Giá đơn Giá trị thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

259. vị bình =

260. quân Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

261. Khi sử dụng giá đơn vị bình quân có thể sử dụng dưới ba dạng:

+ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ : Theo phương pháp này giá được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán (tháng, quý, năm).

 Ưu điểm : Cách tính đơn giản, ít tốn công sức.

 Nhược điểm : Không có tính kịp thời, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, quý, năm gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói riêng và công tác kế toán nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước, đầu kỳ này : Theo phương pháp này, trị giá thực tế của hàng xuất kỳ này sẽ tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.

262.

263. Trị giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ

264. Giá đơn vị (hoặc cuối kỳ trước)

265. bình quân cuối =

266. kỳ trước Lượng thực tế hàng tồn kho đầu kỳ

267. (hoặc cuối kỳ trước)

 Ưu điểm : Phương pháp này đơn giản, dễ làm hơn cả phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ , bảo đảm tính kịp thời của số liệu kế toán.

 Nhược điểm : Độ chính xác không cao vì không tính đến sự biến động giá cả của kỳ này.

+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập :

268. Trị giá thực tế hàng tồn + Trị giá thực tế của

269. Giá đơn vị trước khi nhập lần N hàng nhập lần N +1

270. bình quân Số lượng hàng tồn + Số lượng hàng

271. cuối kỳ trước cuối lần nhập N nhập lần N + 1

Ưu điểm : Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên; vừa bảo đảm tính kịp thời của số liệu kế toán vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả trong kỳ.

Nhược điểm : Khối lượng tính toán lớn, tốn nhiều công sức bởi vì, cứ sau mỗi lần nhập hàng kế toán lại phải tiến hành tính toán lại giá bình quân

272. phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có số lần nhập ít, số lượng lớn hoặc sử dụng ở những doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng máy.

Phương pháp xác định theo trị giá hàng tồn kho cuối kỳ trên cơ sở giá mua thực tế cuối kỳ.

273. Theo phương pháp này thì xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá mua thực tế lần cuối cùng trên cơ sở đó tính ra giá thực tế của hàng xuất trong kỳ.

274. Giá thực Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế

275. tế hàng = hàng tồn + hàng nhập - hàng tồn

276. xuất kho đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

277. Trong đó : 278.

279. Giá thực tế Số lượng Đơn giá mua

280. hàng tồn kho = hàng tồn x lần cuối cùng

281. cuối kỳ kho cuối kỳ trong kỳ

 Ưu điểm : Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng

 Nhược điểm : Độ chính xác không cao, không phản ánh được sự biến động của giá cả.

Phương pháp giá thực tế đích danh:

282. Phương pháp giá thực tế đích danh (còn gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp trực tiếp) được sử dụng với các loại hàng có giá trị cao và có tính tách biệt như vàng, bạc, kim loại quý hiếm... Theo phương pháp này, hàng được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng. Khi xuất hàng nào (hay lô hàng nào) sẽ xác định theo giá thực tế đích danh của hàng (hay lô hàng đó). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm : Phương pháp này là phương pháp lý tưởng nhất, nó tuân thủ đúng theo nguyên tắc phù hợp. Giá trị hàng hoá tồn kho phản ánh đúng giá trị thực tế của nó.

Nhược điểm : Việc áp dụng phương pháp này rất phức tạp đòi hỏi thủ kho phải nắm được chi tiết từng hàng hoá hoặc từng lô hàng. Phương pháp này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít loại hàng hoá, hàng hoá có thể chia ra từng lô từng loại riêng rẽ.

Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO).

283. Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập trước sé xuất trước, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng mua

trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế hàng xuất trước và do vậy, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau cùng trong kỳ.

Ưu điểm : Phương pháp này gần đúng với luồng nhập xuất hàng trong thực tế. Hàng hoá được tính theo phương pháp này sẽ gần với phương pháp giá thực tế đích danh và do đó sẽ phản ánh chính xác hơn trị giá hàng hoá xuất kho và tồn kho. Theo phương pháp này, giá trị hàng hoá tồn kho là giá trị của hàng mua ở lần sau cùng do đó khi giá thị trường có xu hướng tăng lên thì giá vốn hàng mua vào tính theo phương pháp này sẽ nhỏ hơn giá vốn hàng mua theo thực tế và vì vậy doanh nghiệp có số lãi nhiều hơn so với thực tế. Kết quả này sẽ là con số đẹp giúp doanh nghiệp giải trình trước các nhà đầu tư.

Nhược điểm : Phương pháp này làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại do doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của hàng mua vào từ cách đó rất lâu. Phương pháp này chỉ áp dụng được đối với những doanh nghiệp có ít loại hàng hoá, số lần nhập kho của mỗi loại hàng hoá không nhiều.

Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).

284. Phương pháp này xác định giá trị hàng xuất kho trên cơ sở giả định hàng mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên.

 Ưu điểm : Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại phù hợp hơn với chi phí hiện tại bởi vì doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của hàng mua vào vừa mới được mua vào gần đây. Theo phương pháp này, khi giá thị trường có xu hướng tăng lên thì doanh nghiệp sẽ hoãn được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nhà nước khi đến hạn, do giá của hàng mua vào sau cùng thường cao hơn giá của hàng mua vào trước đó, dẫn đến giá vốn hàng mua vào tăng lên, lợi nhuận giảm xuống thuế thu nhập phải nộp trong kỳ giảm.

 Nhược điểm : Phương pháp này bỏ qua trình tự nhập xuất hàng hoá và giá trị của hàng hoá tồn kho được phản ánh thấp hơn so với giá trị thực tế của nó do hàng hoá nhập vào đầu tiên có giá trị thấp hơn so với gía trị hiện thời. Phương pháp này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít loại danh điểm hàng hoá, số làn nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.

285. Giá hạch toán là giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định nào đó trong kỳ. Khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ hàng biến động trong kỳ được phản ánh theo giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau :

286. Giá thực tế của Giá hạch toán của Hệ

287. hàng xuất trong kỳ = hàng xuất trong kỳ x số

288. (hoặc tồn cuối kỳ) (hoặc tồn cuối kỳ ) giá 289.

290. Trị giá thực tế hàng + Trị giá thực tế hàng

291. Hệ số tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

292. giá Trị giá hạch toán hàng + Trị giá hạch toán hàng

293. tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

294. Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ hàng chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị hạch toán.

 Ưu điểm : Phương pháp giá hạch toán giúp cho kế toán giảm được công việc tính toán giá trị của hàng hoá, bởi vì nếu áp dụng giá thực tế sẽ hết sức phức tạp, khó khăn và mất nhiều công sức do phải tính toán lại hàng hoá sau mỗi nghiệp vụ xuất kho mà nghiệp vụ xuất nhập thì thường diễn ra liên tục.

 Nhược điểm : Kết quả phản ánh ở từng thời điểm không chính xác; công việc điều chỉnh giá cuối kỳ mới xác định được giá trị thực tế của hàng xuất dùng trong kỳ.

295. 4.2.1.2. Phương pháp phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

296. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, ngoài việc xác định giá mua của hàng tiêu thụ theo một trong các phương pháp trên, để xác địnhtrị giá vốn của hàng tiêu thụ, kế toán còn cần phải phân bổ phí thu mua cho hàng tiêu thụ theo tiêu thức phù hợp (trọng lượng, số lượng, giá bán, trị giá mua...). Công thức phân bổ như sau:

297. Chi phí Chi phí thu mua của hàng hoá Tiêu thức

299. phân bổ phát sinh trong kỳ hàng hoá

300. cho hàng = x tiêu thụ

301. hoá tiêu Tổng tiêu thức phân bổ của hàng trong kỳ

302. thụ trong hoá tồn đầu kỳ và hàng hoá tiêu

303. kỳ thụ trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

304. Chi phí thu mua bao gồm :

+ Chi phí vận chuyển bảo quản trong giai đoạn mua hàng; + Chi phí thuê kho, bãi để chứa hàng;

+ Chi phí bảo hiểm hàng hoá trong khâu mua; + Hao hụt trong định mức khi mua hàng; + Công tác phí cho người đi đường;

+ Hoa hồng trả cho người bán, đơn vị nhận uỷ thác mua hoặc uỷ thác nhập khẩu.

305. 4.2.2. Chi phí bán hàng.

306. Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu; dụng cụ, bao bì; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài... Đây là khoản chi phí thời kỳ nên phát sinh đến đâu trừ hết vào thu nhập đến đó.

307. Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụng tài khoản 641 “chi phí bán hàng”

308. Kết cấu tài khoản :

 Bên Nợ : Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.

 Bên Có : + Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.

309. + Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ.

310. TK 641 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo các tiểu khoản sau :

+ TK 6411 “Chi phí nhân viên” : Tài khoản này theo dõi toàn bộ tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Các khoản trích cho quỹ BHXH, BHYT... của nhân viên bán hàng, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ hàng hoá tiêu thụ.

+ TK 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì” : Tài khoản này theo dõi các chi phí vật liệu liên quan đến bán hàng như vật liệu bao gói, vật liêu dùng cho lao động của nhân viên (giẻ lau, xà phòng...) vật liệu dùng cho sửa chữa quầy hàng...

+ TK 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng” : Tài khoản này theo dõi các dụng cụ như cân, đong, đo, đếm, bàn ghế, máy tính cầm tay... phục vụ cho bán hàng.

+ TK 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ” Tài khoản này theo dõi khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng (nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận tải...).

+ Tk 6415 “Chi phí bảo hành sản phẩm” Tài khoản này theo dõi chi phí cho sản phẩm, hàng hoá trong thời gian được bảo hành theo hợp đồng.

+ TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” Tài khoản này theo dõi các chi phí dịch vụ mua ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển hàng hoá để tiêu thụ, tiền thưởng hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu.

+ TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác” Tài khoản này theo dõi các chi phí khác phát sinh trong khi bán hàng, ngoài các chi phí kể trên, như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 32)