Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp –TK 621

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 28)

Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị NVL tồn kho, hàng mua đang đi đường ,… Giá trị thực tế NVL xuất dùng = Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ - Giá trị thực tế NVL tồn cuối kỳ Để xác định giá trị NVL trực tiếp xuất dùng cho các nhu cầu khác nhau thì căc cứ vào mục đích sử dụng của từng loại NVL với tỷ lệ phân bổ dựa vào kinh nghiệm nhiều năm hoặc dự toán. Đây chính là nhược điểm lớn của

phương pháp này đối với công tác quản lý, ở chỗ ta không thể biết được tình hình xuất dùng cụ thể của từng loại NVL như thế nào.

Về cách tập hợp chi phí NVL trực tiếp trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK 631:

Nợ TK 631 Có TK 621

1.3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp – TK 622

Về cách tập hợp chi phí NC trực tiếp trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Đến cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành:

Nợ TK 631 Có TK 622

1.3.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán ghi: Nợ TK 631

Có TK 623

1.3.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung

Được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết đến tài khoản 2 như phương pháp kê khai thường xuyên, sau đó được phân bổ vào tài khoản 631 chi tiết theo từng sản phẩm, công trình, hạng mục công trình. Kế toán ghi:

Nợ TK 631 Có TK 627

Sơ đồ 1.10: kế toán tập hợp theo phương pháp KKĐK

1.4 Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong DNXL

1.4.1 Đối tượng tính giá thành trong kỳ

Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, nó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao (đạt đến điểm dừng hợp lý).

Như vậy, về bản chất, có sự giống nhau về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác quản lý chi phí, giá thành.

TK 631 TK 154 TK 632 TK 154 TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 Kết chuyển giá trị SP dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển chi phí NC trực tiếp Kết chuyển chi phí sử dụng MTC Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kết chuyển giá trị SP dở dang cuối kỳ Giá thành sản xuất của CT, HMCT

Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau như:

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Còn đối tượng tính giá thành là căn cứ lập các bảng biểu chi tiết, phiếu tính giá thành, tạo cơ sở cho việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

+ Mặt khác, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể tương ứng với một hay nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại.

 Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.

1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình dở dang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến mới tiếp mới trở thành thành phẩm.

Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng, quí. Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên A và bên B, kế toán có thể đánh giá sản phẩm xây lắp theo các phương pháp sau:

1.4.2.1 Đánh giá theo chi phí sản xuất thực tế phát sinh:

Phương pháp này được áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình được thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ. Do vậy, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xây lắp từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo. Thực chất, đến khi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có đánh giá sản phẩm dở dang.

1.4.2.2 Đánh giá theo giá trị dự toán và mức độ hoàn thành của SPXL

Phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán từng phần theo giai đoạn công việc khác nhau, có giá trị dự toán riêng. Do vậy, chi phí cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính toán trên cơ sở phân bổ chi phí sản xuất thực tế phát sinh của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn

thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng hoặc theo tỷ lệ hoàn thành tương đương.

Khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang được đánh giá trên cơ sở tài liệu kiểm kê khối lượng dở dang cuối kỳ, công thức đánh giá như sau:

 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán Công thức như sau:

Chi phí thực tế khối lượng XL dở dang đầu kỳ

+

Chi phí thực tế của khối lượng XL thực hiện trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng XL dở dang = Giá trị dự toán của khối lượng XL hoàn thành giao trong kỳ

+

Giá trị dự toán của khối lượng XL dở dang cuối kỳ x Giá trị dự toán của khối lượng XL dở dang cuối kỳ

 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Chi phí thực tế của khối lượng XL dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của khối lượng XL thực hiện trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng XL dở dang cuối kỳ = Chi phí dự toán của khối

lượng XL hoàn thành bàn giao trong kỳ + Chi phí dự toán của khối lượng XL dở dang cuối kỳ đã quy đổi theo SP hoàn thành tương đương x Chi phí của khối lượng XL dở dang cuối kỳ đã quy đổi theo SP hoàn thành tương đương

1.4.3 Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp.

1.4.5.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp

Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vì nó phù hợp với đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tượng tập hợp sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cách tính đơn giản.

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình,…từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình ấy.

- Trường hợp: công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán tính giá thành sau:

Z = Dđk + C - Dck

Trong: Z: Tổng giá thành sản phẩm

C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

- Trường hợp: chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành thực tế lại tính riêng cho từng hạng mục công trình, thì kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

1.4.5.2 Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này thích hợp với xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn thi công chia ra cho các đối tượng sản xuất khác nhau. ở đây, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Công thức tính:

Z = Dđk + C1 + C2 + …+ Cn - Dck

C1, C2, …, Cn: là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn hay từng hạng mục công trình của một công trình.

Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

1.4.5.3 Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công ty xây lắp có thể ký kết với bên giao thầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng phần công việc. Các hạng mục công trình trên cùng một địa điểm thi công, cùng đơn vị thi công nhưng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau.

Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ. Công thức:

Z tt = Gdt x H

Trong đó: Z tt: Giá thành thành thực tế của hạng mục công trình Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó H : Hệ số phân bổ giá thành thực tế

Tổng chi phí thực tế của công trình Với H =

Tổng chi phí dự toán của tất cả HMCT

1.4.5.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này thích hợp với đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổ tính giá thành. Cuối mỗi kỳ, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng tương ứng. Trường hợp đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tính giá thành cho từng hạng mục công trình theo công thức sau:

Z

Zdt

Trong đó: Zi: Giá thành thực tế của hạng mục công trình

Zđ đh: Giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành

Zdt: Giá thành thực tế của các hạng mục công trình và đơn đặt hàng hoàn thành.

Zdti: Giá thành dự toán của hạng mục công trình i

1.4.5.5 Phương pháp tính giá thành định mức

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Đồng thời việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Giá thành thực tế của SP = Giá thành định mức của SP + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch thoát ly định mức Trong đó:

Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí phí thực tế (theo từng khoản mục) - Chi phí phí định mức (theo từng khoản mục)

1.4.4 Kế toán giá thành sản phẩm trong DNXL

1.4.4.1 Tài khoản sử dụng – TK 154

 Nội dung: TK 154 – CPSXDD là tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ, với các khoản mục tính giá thành: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp,… áp dụng phương pháp kiểm kê trong kế toán hàng tồn kho.

 Kết cấu

Bên Nợ: - Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp hoặc giá thành sản phẩm công nghiệp và lao vụ, dịch vụ khác.

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ. Bên Có: - Giá thành SPXL hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn

bộ) hoặc chờ bàn giao.

- Giá thành sản phẩm của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính.

- Giá thành thực tế của SP công nghiệp hoàn thành và chi phí sản xuất thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa

chữa được.

- Trị giá NVL, hàng hóa giá công xong nhập kho.

Số dư Nợ: Giá thành sản phẩm xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.

- Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2.

1.4.4.2 Quy trình hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

Bước 1: Tổng chi phí sản xuất SPXL theo từng đối tượng (CT, HMCT) và chi phí sản xuất tiết theo từng khoản mục.

Căn cứ vào kết quả của các bảng phân bổ chi phí NVL, chi phí NC, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung… để tập hợp chi phí. Kế toán ghi:

Nợ TK 154 (1541)

Có TK 621, 622, 623, 627

- Căn cứ vào giá trị của khối lượng xây lắp do Nhà thầu phụ bàn giao cho Nhà thầu chính chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán ghi:

Nợ TK 154 (1541) Nợ TK 133 (1331)

Có TK 111, 112, 136, 331

- Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi:

Nợ TK 632

Nợ TK 133 (1331) Có TK 154 (1541)

Bước 3: Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất XL thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ bàn giao bên A (kể cả khối lượng XL hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, đơn vị hạch toán có tổ chức riêng hệ thống sổ kế toán), ghi:

Nợ TK 632

Có TK 154 (1541)

- Trường hợp SPXL hoàn thành chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành SPXL hoàn thành kế toán ghi:

Nợ TK 155 (1551) Có TK 154 (1541)

- Trường hợp bàn giao SPXL hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính (đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi:

Nợ TK 336 (3362) Có TK 154 (1541)

- Trường hợp DNXL xây dựng chương trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình kế toán ghi:

Nợ TK 241 (2412) Có TK 154 (1541)

- Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện giá trị xây lắp liên quan đến bảo hành công trình xây dựng, ghi:

Nợ TK 641 (6415) Nợ TK 335

Có TK 154 (1541)

1.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP theo phương thức khoán trong DNXL

ý nghĩa: Trong DNXL, hình thức khoán đang được áp dụng rất rộng rãi, nó gắn liền với lợi ích vật chất của người lao động và khuyến khích người lao động quan tâm đến hiệu quả công việc hơn. Bởi từng phần, từng giai đoạn công việc được khoán cho từng tổ, đội thi công với khối lượng, chất lượng và với tiến độ thi công đúng theo hợp đồng.Như thế vừa xác định rõ trách nhiệm cho từng công nhân, từng tổ, đội, từng cán bộ, công nhân vừa nhằm phát huy những khả năng sẵn có trên nhiều mặt ở các đơn vị cơ sở…

Các hình thức giao khoán SPXL: Hiện nay, các DNXL thường áp dụng hai hình thức giao khoán cơ bản là:

- Khoán gọn công trình: Các đơn vị nhận khoán toàn bộ giá trị công trình và tự tổ chức cung cấp vật tư, nhân công, …, tiến hành thi công. Đến khi hoàn thành sẽ tiến hành bàn giao và được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận giao khoán.

- Khoán theo từng khoản mục chi phí: Bên nhận giao khoán sẽ chi phí những khoản mục chi phí đã thỏa thuận với bên giao khoán và bên giao sẽ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 28)