Phương pháp tính giá thành định mức

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 35)

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Đồng thời việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Giá thành thực tế của SP = Giá thành định mức của SP + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch thoát ly định mức Trong đó:

Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí phí thực tế (theo từng khoản mục) - Chi phí phí định mức (theo từng khoản mục)

1.4.4 Kế toán giá thành sản phẩm trong DNXL

1.4.4.1 Tài khoản sử dụng – TK 154

 Nội dung: TK 154 – CPSXDD là tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ, với các khoản mục tính giá thành: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp,… áp dụng phương pháp kiểm kê trong kế toán hàng tồn kho.

 Kết cấu

Bên Nợ: - Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp hoặc giá thành sản phẩm công nghiệp và lao vụ, dịch vụ khác.

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ. Bên Có: - Giá thành SPXL hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn

bộ) hoặc chờ bàn giao.

- Giá thành sản phẩm của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính.

- Giá thành thực tế của SP công nghiệp hoàn thành và chi phí sản xuất thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa

chữa được.

- Trị giá NVL, hàng hóa giá công xong nhập kho.

Số dư Nợ: Giá thành sản phẩm xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.

- Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2.

1.4.4.2 Quy trình hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

Bước 1: Tổng chi phí sản xuất SPXL theo từng đối tượng (CT, HMCT) và chi phí sản xuất tiết theo từng khoản mục.

Căn cứ vào kết quả của các bảng phân bổ chi phí NVL, chi phí NC, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung… để tập hợp chi phí. Kế toán ghi:

Nợ TK 154 (1541)

Có TK 621, 622, 623, 627

- Căn cứ vào giá trị của khối lượng xây lắp do Nhà thầu phụ bàn giao cho Nhà thầu chính chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán ghi:

Nợ TK 154 (1541) Nợ TK 133 (1331)

Có TK 111, 112, 136, 331

- Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi:

Nợ TK 632

Nợ TK 133 (1331) Có TK 154 (1541)

Bước 3: Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất XL thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ bàn giao bên A (kể cả khối lượng XL hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, đơn vị hạch toán có tổ chức riêng hệ thống sổ kế toán), ghi:

Nợ TK 632

Có TK 154 (1541)

- Trường hợp SPXL hoàn thành chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành SPXL hoàn thành kế toán ghi:

Nợ TK 155 (1551) Có TK 154 (1541)

- Trường hợp bàn giao SPXL hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính (đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi:

Nợ TK 336 (3362) Có TK 154 (1541)

- Trường hợp DNXL xây dựng chương trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình kế toán ghi:

Nợ TK 241 (2412) Có TK 154 (1541)

- Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện giá trị xây lắp liên quan đến bảo hành công trình xây dựng, ghi:

Nợ TK 641 (6415) Nợ TK 335

Có TK 154 (1541)

1.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP theo phương thức khoán trong DNXL

ý nghĩa: Trong DNXL, hình thức khoán đang được áp dụng rất rộng rãi, nó gắn liền với lợi ích vật chất của người lao động và khuyến khích người lao động quan tâm đến hiệu quả công việc hơn. Bởi từng phần, từng giai đoạn công việc được khoán cho từng tổ, đội thi công với khối lượng, chất lượng và với tiến độ thi công đúng theo hợp đồng.Như thế vừa xác định rõ trách nhiệm cho từng công nhân, từng tổ, đội, từng cán bộ, công nhân vừa nhằm phát huy những khả năng sẵn có trên nhiều mặt ở các đơn vị cơ sở…

Các hình thức giao khoán SPXL: Hiện nay, các DNXL thường áp dụng hai hình thức giao khoán cơ bản là:

- Khoán gọn công trình: Các đơn vị nhận khoán toàn bộ giá trị công trình và tự tổ chức cung cấp vật tư, nhân công, …, tiến hành thi công. Đến khi hoàn thành sẽ tiến hành bàn giao và được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận giao khoán.

- Khoán theo từng khoản mục chi phí: Bên nhận giao khoán sẽ chi phí những khoản mục chi phí đã thỏa thuận với bên giao khoán và bên giao sẽ chịu chi phí và giám sát về kỹ thuật và chất lượng công việc.

Trình tự kế toán

áp dụng cho hạch toán giao khoán ở đơn vị giao khoán nội bộ khối lượng XL và đơn vị nhận giao khoán là đơn vị không có tư cách pháp nhân.

Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí sản xuất ở đơn vị nhận khoán xây lắp TK 141 (1413) TK 152, 153, 111, 112 TK 621, 622,623, 627 TK 133 Tạm ứng cho đơn vị nhận khoán Số chi thực tế Thuế GTGT (nếucó)

1.5 Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.5.1 Hình thức Nhật ký chứng từ

Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

TK 154 TK 155 TK 621 TK 152, 153 TK 623, 627 TK 622 TK 334, 338 TK 331 TK 214 TK 336 Mua NVL, CCDC Xuất NVL, CCDC phục vụ SX K/c CP NVL trực tiếp K/c giá thành CTXL hoàn thành chưa tiêu thụ trong kỳ TK 632 K/c giá thành CTXL hoàn thành tiệu thụ trong kỳ Tiêu thụ thẳng

Bàn giao cho nhà thầu chính Mua NVL K/c CP MTC, SXC Trích KH TSCĐ Lương và các khoản trích Trả lương Lương và các khoản trích K/c CP NC trực tiếp Chi phí bằn tiền TK 111, 112

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

1.5.2 Hình thức Nhật ký Sổ cái

Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái Chứng từ và các

bảng phân bổ

Bảng kê Nhật ký chứng từ toán chi tiết Sổ, thẻ kế

Sổ cái Bảng tổng hợp

chi tiết

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

1.5.3 Hình thức Nhật ký chung

Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký- sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

1.5.4 Hình thức Chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng

hợp chi tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Chương 2 Chứng từ gốc Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3

2.1 Đặc điểm tình hình chung tại XN Sông Đà 11-3 ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của XN Sông Đà 11-3

Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là thành viên của Công ty Sông Đà 11 tiền thân là xí nghiệp xây lắp điện nước số 1.

Ngày 30/4/1993 được đổi tên thành xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11-3 theo quyết định số 66 – BTC – TCLĐ của giám đốc Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Quá trình hình thành của xí nghiệp Sông Đà 11-3 gắn liền với quá trình hình thành của công ty.

Năm 1973 từ một đội điện nước thuộc công ty thủy điện Thác Bà được nâng cấp thành công trường cơ điện. Năm 1976 đơn vị chuyển về xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình và được đổi tên thành xí nghiệp xây lắp máy điện nước thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà.

Năm 1998 với sự trưởng thành về quy mô và kết quả hoạt động sản xuất đơn vị được nâng cấp thành công ty xây lắp năng lượng trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà và thời gian này công ty có chi nhánh tại Hà Nội. Sau này được đổi tên thành xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11-3. Trụ sở chính của xí nghiệp đặt tại Km 10- Đường Trần Phú- Phường Văn Mỗ- Hà Đông- Hà Tây.

Năm 2002, để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 11-3.

Năm 2004 do chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước ta nên xí nghiệp được biết đến với tên Xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc Công ty Cổ Phần Sông Đà 11.

Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ. Xí nghiệp không ngừng lớn mạnh về quy mô tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày một nâng cao.

Những công trình như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Đường dây trạm biến áp 500KV của công trình đường dây 500KV Bắc Nam hay công trình điện Na Dương – Lạng Sơn,…Xí nghiệp rất tự hào về những gì mình đã làm được.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, xí nghiệp không ngừng phát huy những mặt tích cực mà còn tăng cường củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên khoảng 200 người trong đó có cả trình độ đại học, các chuyên viên bậc cao đã từng học tập và lao động ở nước ngoài, với hệ thống máy móc chuyên dùng hiện đại và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình phát triển. Xí nghiệp Sông Đà 11-3 có đủ khả năng thi công, liên doanh, liên kết, xây lắp các công trình theo đúng lĩnh vực kinh doanh của mình trên địa bàn trong và ngoài nước.

2.1.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

Bộ máy quản lý tốt sẽ đảm bảo cho xí nghiệp giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giảm bớt được những chi phí không cần thiết. Nắm bắt được tình hình đó ban lãnh đạo xí nghiệp đã xây dựng mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến kết hợp chức năng. Mô hình này đảm bảo sự phát huy sáng tạo của các cấp, đồng thời đảm bảo tính cân đối đồng bộ của các phòng ban chức năng và số lượng cán bộ quản lý.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

- Giám đốc xí nghiệp: là người điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước công ty, Tổng công ty và Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Là người đại diện toàn quyền trong các hoạt động kinh doanh, có quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên theo chính sách chế độ của Nhà nước.

- Phó giám đốc kinh tế: Là người giúp việc giám đốc phụ trách các lĩnh vực về kinh tế kinh doanh, xúc tiến ký kết các hợp đồng kinh tế và quyết toán bàn giao công trình, phụ trách việc lập giá dự thầu, quyết toán công trình.

- Phó giám đốc thi công: Là người tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, giám sát thực hiện các vấn đề thi công công trình như kỹ thuật, tiến độ thi công, vật tư, tài sản cố định.

- Ban kinh tế – kế hoạch: có chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ

Giám đốc Xí nghiệp Phó giám đốc Kinh tế Phó giám đốc Thi công Ban kinh tế kế hoạch Ban tổ chức hành chính Ban tài chính kế toán Ban kinh tế vật tư cơ giới

Đội SX số 1 Xưởng cơ khí Đội SX số 2 Đội SX số 3 Đội SX số 4 Đội SX số 5 Đội SX số 6

giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ (tháng, quý, năm). Lập và ký kết các hợp đồng kinh tế, tiếp thị đầu tư và theo dõi các hoạt động mua vật tư phục vụ các công trình.

- Ban tổ chức – hành chính: giúp việc cho giám đốc trong công tác thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến, tổ chức sản xuất, quản lý đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng và điều phối sử dụng hợp lý công nhân viên, thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách đối với các cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của xí nghiệp.

- Ban tài chính – kế toán: giúp giám đốc xí nghiệp tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn bộ xí nghiệp theo chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước, điều lệ tổ chức kế toán và những quy định cụ thể của công ty và Tổng công ty về quản lý kinh tế tài chính. Tổ chức bộ máy tài chính kinh tế trong xí nghiệp, tổ chức nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán.Tổ chức hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách, pháp luật về tài chính, kế toán của Nhà nước, của công ty và Tổng công ty.

- Ban kinh tế vật tư cơ giới: giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình, quản lý vật tư, quản lý xe máy thiết bị thi công. Nhằm lập ra các kế hoạch cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

- Các tổ đội trực thuộc xí nghiệp: thực hiện các chức năng tổ chức nhân lực, quản lý và tổ chức sản xuất của tổ đội công trình đạt kết quả cao dựa trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ, các quy định của Tổng công ty, của công ty về tất cả các mặt.

2.1.3 Đặc điểm về tổ chức hoạt động của xí nghiệp

Xí nghiệp Sông Đà 11-3 gồm 6 đội sản xuất và một xưởng gia công cơ khí chuyên hoạt động ở các địa bàn phía Bắc và chuyên hoạt động ở các lĩnh vực sau:

- Đào đất, xây lắp kết cấu các công trình, xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và phần bao che của các công trình công nghiệp nhóm C, hoàn

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)