4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 4.1. Bản đồ hành chính của thành phố Cao Bằng
Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo Quốc lộ 4A, cách cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoản 70 km theo Quốc lộ 3, ở cao độ trung bình + 187 m, ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp các xã Ngũ Lão và Bế Triều huyện Hòa An;
- Phía Nam giáp xã Kim Đồng, huyện Thạch An và xã Lê Trung, huyện Hòa An;
- Phía Tây giáp xã Hoàng Tung và Bạch Đằng huyện Hòa An.
Với vị trí địa lý như trên, thành phố Cao Bằng có nhiều lợi thế trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Bảng 4.1: Diện tích các phường, xã của thành phố Cao Bằng
STT Tên phường, xã Diện tích (ha)
1 Hợp Giang 92,07 2 Sông Bằng 781,60 3 Tân Giang 453,13 4 Sông Hiến 949,63 5 Đề Thám 1.102,51 6 Ngọc Xuân 684,99 7 Duyệt Trung 998,60 8 Hòa Chung 543,37 9 Hưng Đạo 1.013,93 10 Vĩnh Quang 1.478,96 11 Chu Trinh 2.664,02 Tổng 10.762,91
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Thành phố Cao Bằng là thành phố miền núi, địa hình dạng lòng máng thuộc vùng hợp lưu của Sông Bằng và sông Hiến và dọc theo 2 sông nói trên.
Phần nội thị nằm trên bán đảo hình mu rùa, tạo nên bởi sông Bằng và sông Hiến, dốc về phía sông Hiến với độ dốc từ 10% - 30%.
- Độ cao trung bình so với mặt biển là: +187 m; - Độ cao lớn nhất so với mặt biển: +250 m; - Độ cao thấp nhất so với mặt biển: +180,50 m;
Phần lãnh thổ còn lại của thành phố có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh với ba dạng địa hình chính:
- Vùng đồng bằng: nằm dọc theo sông Bằng và sông Hiến và các thung
lũng ven các khe núi đổ về hai sông.
- Vùng đồi núi thấp: bao quanh thành phố bởi 3 phía Tây, Nam, Đông. - Vùng đồi núi cao: tập trung ở phía đông có địa hình đồi núi chia cắt
mạnh, độ dốc lớn.
4.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu thành phố mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô lạnh và hanh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 thường tập trung với cường độ lớn (chiếm tới 70% lượng mưa cả năm), cùng với địa hình tương đối dốc, chia cắt mạnh gây ra xói mòn, sạt lở đất đai nghiêm trọng.
- Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong
hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.
4.1.1.4. Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn các sông, suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Chủ yếu là hệ thống lưu vực hai con sông chảy qua là sông Bằng, Sông Hiến. Chế độ thủy văn của thành phố có thể chia thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa lũ: bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm (lượng
nước trên các sông, suối chiếm 65 – 80% lượng nước của cả năm). Trong mùa lũ phân phối dòng chảy không đều, tập trung chủ yếu vào 3 tháng 6, 7, 8 (chiếm 55 – 65% lượng nước cả năm).
- Mùa cạn: Đỉnh mùa cạn của các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ
tháng 1 đến tháng 3). Mùa cạn thường bắt đầu vào tháng 9, 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 4.1.1.5.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu kết quả điều tra, tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Cao Bằng thì toàn bộ đất đai thành phố Cao Bằng được chia thành các loại như sau: Đất phù sa, đất xám bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính… Các hình thức canh tác chủ yếu trên các loại đất trên như trồng lúa nước, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng rừng...
Bảng 4.2: Diện tích và sự phân bố các loại đất trên địa bàn thành phố Cao Bằng
TT
Loại đất Diện
tích (ha) Tỷ lệ (%) Phân bố (Phường, xã)
1 Đất phù sa (P) 1.190 11,06
Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Đề Thám, Hưng
Đạo, Ngọc Xuân. 2 Đất xám bạc
màu (B) 325 3,02 Đề Thám và Hưng Đạo 3 Đất vàng nhạt
trên đá cát (Fq) 1.240 11,52
Vĩnh Quang, Sông Bằng, Tân Giang và Duyệt Trung 4
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
(Fp)
2.442 22,68 Sông Hiến, Hưng Đạo, Đề Thám, Hòa Chung
5
Đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính
(Fk)
1.623 15,08
Vĩnh Quang, Ngọc Xuân, Sông Bằng, Duyệt Trung,
Chu Trinh
6
Đất đỏ vàng trên phiến sét
(Fs)
1.338 12,43 Tập trung hầu hết tại các phường, xã của thành phố 7 Đất núi đá 141 1,31 Duyệt Trung và Chu Trinh
Tổng 8.299 77,1
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Bằng,2013)
Ngoài các loại đất trên, thành phố Cao Bằng còn có 323 ha diện tích sông suối.
4.1.1.5.2. Tài nguyên nước
Bao gồm 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
- Nguồn nước mặt: được cung cấp chủ yếu bởi hai con sông lớn chảy qua
là sông Bằng và sông Hiến.
Sông Bằng có diện tích lưu vực là 3.420,30 km2, chiều dài chảy qua thành phố là 24,7 km, lưu lượng dòng chảy trung bình là 72,50 m3/s.
Sông Hiến đoạn chảy qua thành phố là 8.20 km, lưu lượng dòng chảy mùa lũ là 37,4 m3 (chiếm 63,40%), lưu lượng dòng chảy mùa kiệt là 10,90 m3/s.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của thành phố khá dồi dào, chất
lượng khá tốt chỉ cần lọc để khử NO, Fe+ là có thể sử dụng được trong sinh hoạt, hiện nay mức sử dụng nước ngầm tại thành phố là khoảng 800 m3/người/năm chủ yếu phục vụ cho mục đích dân sinh.
4.1.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản
Theo khảo sát địa chất của đoàn 105 trên địa bàn thành phố Cao Bằng có các loại khoáng sản sau:
- Mỏ sắt Nà Rụa ( cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía tỉnh Lạng Sơn) dự báo có trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, hiện mỏ này đang được đầu tư khai thác. Ngoài ra còn có các mỏi sắt có trữ lượng nhỏ như Nà Lủng, Kéo Mỏ đã và đang khai thác.
- Mỏ đồng, niken ở phường Sông Bằng.
- Mỏ sản xuất gạch ngói ở phường Ngọc Xuân, mỏ sét xi măng Đoỏng
Luông ở phường Đề Thám.
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở khu vực thành phố Cao Bằng có nhiều chủng loại, song trữ lượng không lớn. Một số mỏ đã và đang được đầu tư khai thác.
- Mỏ than nâu Nà Cáp phường Sông Hiến trữ lượng tương đối lớn đang
có kế hoạch chuẩn bị khai thác để phục vụ cho nhiệt điện.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thành phố Cao Bằng tương đối phong phú về chủng loại nhưng phần lớn là có trữ lượng nhỏ.
4.1.1.5.4. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 5.410,83 ha.
Thực vật rừng chủ yếu là sao, sau sau, gồi sếu... ở trên các vùng bỏ hóa lâu năm mọc lại các cây lau, chè, bông bạc, thành ngạch...
Về động vật rừng hầu như không đáng kể, chỉ còn lại một số loại chim, bò sát nhỏ, loài thu gần như không có.
Diện tích rừng giảm dần trong các năm qua, kéo theo đó là tỷ lệ che phủ của rừng càng thấp, môi trường sống của các loài động thực vật đang ngày càng thu hẹp dưới áp lực phát triển kinh tế xã hội.
4.1.1.5.5. Tài nguyên nhân văn – con người
Cao Bằng là nơi có nền văn hóa từ lâu đời, là một trong những chiếc nôi cách mạng. Con người ở nơi đây cần cù, chịu khó, ham học hỏi, luôn có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Bên cạnh đó Cao Bằng còn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng như: hang Pác Bó, Suối Lê Nin, khu rừng Trần Hưng Đạo… nơi đây gắn bó với nhiều chiến công hiển hách của quân và dân ta, nó có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, động viên lao động sản xuất, đặc biệt là nơi hấp dẫm cho nhiều du khách tham quan trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng này để phục vụ cho du lịch vẫn còn hạn chế.
4.1.1.5.6. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
- Thành phố Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng, có tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 4A, tỉnh lộ 203 chạy qua nối thành phố với thủ đô Hà Nội, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các cửa
khẩu, trong đó có cử khẩu Tà Lùng. Đây là một lợi thế so sánh của thành phố, cần được khai thác triệt để trong những năm tới, để đẩy mạnh phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Khí hậu, đất đai của thành phố cho phép có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng và thực hiện thâm canh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền công nghiệp ven đô, hàng hóa chất lượng cao.
- Tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, tài nguyên phục vụ du lịch của thành phố tương đối phong phú. Nếu được đầu tư khai thác, hiệu quả các nguồn tài nguyên này sẽ có ý nghĩa góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Khó khăn:
- Do là đô thị miền núi, địa hình dạng lòng máng, chia cắt mạnh, đồi núi xen kẽ các thung lũng hẹp, nên việc xây dựng hệ thống đô thị, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tốn kém, yêu cầu đầu tư cao.
- Thành phố Cao Bằng cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, trong khi đó hệ thống giao thông đối ngoại còn yếu kém, vì vậy giao thương giữa thành phố với thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh thành trong cả nước với nước ngoài (Trung Quốc) còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống sông Bằng và sông Hiến là nơi tập trung nước của các con sông suối trên địa bàn tỉnh đổ về, do vậy vào mùa mưa, nước trên các con sông này rất lớn, dễ gây ra tình trạng ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất…ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác trên địa bàn thành phố.
- Ô nhiễm môi trường (đất, nước) trên địa bàn thành phố tuy chưa lớn nhưng có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.