Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố cao bằng tỉnh cao bằng giai đoạn 2011 2013 (Trang 53 - 58)

hành

Kí hiệu Nội dung văn bản Cơ quan

ban hành

2011

131/CV-VP ngày 28/02/2011

Về việc Quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh Cao Bằng 672/UBND-CN

ngày 19/4/2011

Về việc tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản theo Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh

UBND tỉnh Cao Bằng

293/UBND-CN ngày 01/11/2011

về việc Hướng dẫn xây dựng đề xuất dự án ưu tiên theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SO-RCC) UBND tỉnh Cao Bằng 2012 1109/STNMT- ĐĐBĐ ngày 17/9/2012

về việc Triển khai thực hiện Quyết định số 03/2012/QĐ- UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng 2013 777/UBND-NL ngày 08/4/2013

Về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia Nước sạch và VSMT năm 2013 UBND tỉnh Cao Bằng 106/STNMT- ĐĐBĐ ngày 23/01/2013 Về việc đính chính văn bản số 1109/STNMT-ĐĐBĐ ngày

17/09/2012 về việc Triển khai thực hiện Quyết định số 03/2012/QĐ- UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng

Sở Tài nguyên và Môi trường

Cao Bằng

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Cao Bằng, năm 2013).

4.3.8. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường ban nhân dân cấp xã, phường

Trong 3 năm từ 2011 – 2013 công tác chỉ đạo về quản lý nhà nước về môi trường đối với các xã phường được triển khai bởi một số những nội dung cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.9: Một số nội dung chỉ đạo về quản lý môi trường đối với UBND các xã, phường

ST

T Nội dung chỉ đạo

Thời gian thực hiện

1 Tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới

Tháng 6, hằng năm 2 Tổ chức các hoạt động hưởng ứng giờ trái đất Tháng 3, hằng năm 3 Hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và VSMT Tháng 4 hằng

năm 4 Ngày quốc tế đa dạng sinh học 22/5 hằng năm 5 Thực hiện năm quốc tế về rừng Năm 2011 6 Yêu cầu xử lý các bãi rác tự, bãi rác tập trung

phát trên địa bàn Năm 2011

7 Tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn

thành phố Năm 2012

8 Đôn đốc thực hiện tốt các chỉ đạo của tỉnh đề ra Năm 2012 9 Hướng dẫn thực hiện việc BVMT trong sản

xuất nông nghiệp Năm 2013

10 Đôn đốc về việc tăng cường công tác vệ sinh

môi trường Năm 2013

11 Hướng dẫn người dân về việc bảo vệ môi trường Năm 2013

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Cao Bằng, năm 2013).

Qua bảng 4.9 ta thấy Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành Phố đã có khá nhiều các công văn hướng dẫn chỉ đạo tới UBND các phường, xã cụ thể

như: Hướng dẫn thực hiện việc BVMT trong sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn người dân về việc bảo vệ môi trường, đôn đốc thực hiện tốt các chỉ đạo của tỉnh đề ra, Tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố… Nhằm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện tốt các biện pháp BVMT để nâng cao chất lượng môi trường sống của Thành phố nói chung và của các phường, xã nói riêng.

4.3.9. Tìm hiều về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường

Để công tác quản lý, bảo vệ môi trường đạt được kết quả tốt nhất cũng như đạt hiệu quả cao thì ngoài sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ban nghành, sự nỗ lực của các các bộ các cơ quan chịu trách nhiệm mà một phần không thể thiếu đó là sự hợp tác nỗ lực giúp đỡ của người dân tham gia công tác bảo vệ môi trường góp phần cải thiện môi trường sống tốt lành hơn

Theo kết quả nghiên cứu điều tra phỏng vấn 50 người dân tại 5 phường, xã về vấn đề môi trường kết quả cho thấy mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường khá cao có tới 40 người rất quan tâm và quan tâm tới vấn đề môi trường con 10 người thì chỉ tìm hiểu qua và không quan tâm.

Bảng 4.10: Mức độ quan tâm của người dân đến vấn đề môi trường.

STT Thái độ của người dân Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Rất quan tâm 8 16

2 Quan tâm 32 64

3 Chỉ tìm hiểu qua 6 12

4 Không quan tâm 4 8

Hình 4.4: Biểu đồ mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường

Qua bảng 4.10 cho ta thấy mức độ quan tâm của người dân địa phương về vấn đề môi trường hiện nay đang rất được coi trọng, mọi người thường tìm hiểu các thông tin từ các nguồn thông tin như: báo đài, tivi, mạng internet, các buổi tuyên truyền tập huấn. Trong số những người được hỏi rất nhiều người hiện đang đi làm nhà nước nhưng vẫn dành thời gian ra để tìm hiểu về các vấn đề môi trường bức xúc của thế giới cũng như của Việt Nam.

Hiện nay các nguồn thông tin vấn đề môi trường được người dân địa phương tìm hiểu thông qua các hoạt động cụ thể sau:

Bảng 4.11: Các nguồn thông tin của người dân về vấn đề môi trường

STT Nguồn thông tin Tần suất Tỷ lệ (%)

1 Tivi, báo chí 11 22

2 Mạng internet 20 40

3 Tờ rơi, áp phích 4 8

4 Các buôi tuyên truyền , tập huấn 11 22

5 Nguồn khác 4 8

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2014)

Qua các số liệu tổng hợp trên cho thấy phần lớn người dân địa phương tìm hiểu các thông tin về môi trường từ các trang mạng internet trong số 50

người được hỏi có tới 20 người tìm hiểu thông tin từ internet chiếm tới 40% tổng số người được hỏi, nguồn thông tin từ tivi báo chí có 11/50 phiếu chiếm 22%, các buổi tuyên truyền, tập huấn có 11/50 phiếu cũng chiếm 22%, thông tin từ những tờ rơi, áp phích chỉ có 4/50 phiếu chiếm 8% còn lại là người dân tiếp cận bằng các nguồn khác.

-Trong số 50 người được hỏi thì có tới 86% người được hỏi chấp nhận bỏ ra một khoản phí nhất định để có một môi trường sống trong lành hơn. Qua đó cho thấy người dân đang rất mong muốn được sống trong một môi trường trong lành hơn.

4.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về BVMT của thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2013 nước về BVMT của thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2013

4.4.1. Thuận lợi

Thành phố Cao Bằng là trung tâm của tỉnh Cao Bằng nên thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế. Nền kinh tế của thành phố đang ngày một thay đổi qua từng ngày, theo đó vấn đề quản lý nhà nước về môi trường ngày càng được quan tâm.

Trong giai đoạn 2011 - 2013 công tác quản lý nhà nước về môi trường thành phố Cao Bằng đã đạt được một số kết quả bước đầu khá quan trọng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường như sau:

- Phát động được các phong trào bảo vệ môi trường, trồng cây xanh được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của người dân.

- Các văn bản hướng dẫn đã từng bước được hoàn thiện để áp dụng phù hợp với thực tế ở địa phương.

- Có sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm giúp đỡ của sở TN&MT, chi cục BVMT của tỉnh cũng như của thành uỷ, HĐND - UBND thành phố.

4.4.2. Khó khăn

- Hệ thống văn bản pháp luật quản lý môi trường còn chưa đủ, chưa có điều kiện áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

- Nhận thức của nhân dân về công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.

- Do là trung tâm của tỉnh Cao Bằng nên thành phố Cao Bằng có sự phát triển về kinh tế khá cao đi kèm với đó là vấn đề môi trường cũng tang theo khiến cho việc quản lý còn gặp nhiều khó khan.

- Các xã chưa quy hoạch được khu chăn nuôi tập chung, do vậy các trang trại chăn nuôi nằm phân tán, tự phát và xen kẽ trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường.

- Kinh phí cho công tác quản lý môi trường còn rất hạn hẹp, đầu tư chưa thích đáng cho những nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương.

- Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết bảo vệ môi trường. Một số cơ sở chưa thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định.

4.5. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Cao Bằng trường của thành phố Cao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố cao bằng tỉnh cao bằng giai đoạn 2011 2013 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w