- Di dân tự do nông thô n nông thôn.
b. Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá
2.5. Phân bố dân cư 1 Đặc điểm chung
2.5.1. Đặc điểm chung
Nước ta, diện tích đất tự nhiên xếp thứ 56/200 quốc gia, nhưng dân số năm 2005 xếp thứ 13, vì vậy mật độ dân cư khá cao. Chỉ tính từ 1989 đến 1999 mật độ dân số nước ta tăng thêm 50ng/km2 (từ 195 người/km2 lên 231người/km2) gấp gần 5,2 lầnmức TB của thế giới cùng kỳ, vượt xa các nước láng giềng trong khu vực (Lào 23 ng/km2, Cămpuchia 68 ng/km2, Malaixia 74 ng/km2, Thái Lan 122 ng/km2...). Năm 2005 mật độ dân số nước ta đã tăng lên là 252 ng/km2 (thế giới 48 ng/km2) gấp 5,25 lần mức trung bình của thế giới. Năm 2008, theo số liệu của Tổng cục Tổng kê, dân số nước ta đã tăng lên trên 86,0 triệu người, mật độ dân số tăng lên là 260 ng/km2.
Bảng 2.31. Mật độ, tỉ trọng số dân và diện tích của các vùng thời kỳ 1989 - 1999 - 2006. Vùng Mật độ (ng/km 2) % so với cả nước (2006) 1989 1999 2006 % số dân % diện tích Cả nước 195 231 254 100,00 100,00 Đồng bằng sông Hồng 1030 1180 1225 21,64 4,49 Tây Bắc 50 62 69 11,24 19,33 Đông Bắc 139 162 148 3,10 11,33 Bắc Trung Bộ 170 196 207 12,68 15,56 DH Nam Trung Bộ 167 195 248 10,53 16,50 Tây Nguyên 41 67 89 5,79 16,50 Đông Nam Bộ 219 285 748 14,34 7,13
ĐB sông Cửu Long 364 408 429 20,69 12,26
Bảng 2.32. Tính chất không hợp lý trong sự phân bố dân cư giữa các vùng năm 2006. Mật độ (ng/km 2) So cả nước (ng/km2) Sự chênh lệch về mật độ giữa tỉnh có mật độ cao nhất với tỉnh có mật độ thấp nhất (ng/km2). ĐB S.Hồng 1225 + 971 Hà Nội: 3490 - Ninh Bình: 663 Chênh lệch:2827 ng
Tây Bắc 69 - 185 Hòa Bình: 175 - Lai Châu: 35
Chênh lệch: 140 ng
Đông Bắc 148 - 106 Bắc Giang: 417 - Bắc Cạn: 62 Chênh lệch: 355 ng B.Trung Bộ 207 - 47 Thanh Hóa: 330 - Q.Bình: 105 Chênh lệch: 225 ng DHNTBộ 248 - 6 Đà Nẵng: 627 – Q.Nam: 141 Chênh lệch: 486 ng Tây Nguyên 89 - 165
Lâm Đồng: 121 - Kon Tum: 40 Chênh lệch:81 ng Đ Nam Bộ 748 + 494 TPHCM:2909 - BìnhPhước:118 Chênh lệch:2791 ng ĐBSCL 429 + 175 Cần Thơ: 813 - Cà Mau: 231 Chênh lệch:582 ng
Dân số nước ta phân bố rất không đều giữa các vùng và ngay cả trong nội bộ từng vùng.
Giữa các vùng: Năm 2006, hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 16,75% diện tích tự nhiên, nhưng chiếm tới 42,33% dân số cả nước; Ngược lại, ở Trung du – miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tới 47,17% diện tích, nhưng chỉ chiếm 20,12% dân số.
Giữa các tỉnh trong từng vùng: Ở tỉnh Kon Tum mật độ chỉ có 40người/km2, Lai Châu 35 người/km2, trong khi đó ở Đồng bằng sông Hồng (2006) mật độ tới 1225 ng/km2, trong đồng bằng này cũng có sự chênh lệch rất lớn (trừ thủ đô Hà Nội) thì ở Hưng Yên (1.237 ng/km2), Bắc Ninh (1.227 ng/km2), Thái Bình (1.206 ng/km2), Ninh Bình là 663 ng/km2.
Cần lưu ý rằng: năm 2008, Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số giảm còn 933 ng/km2, không có nghĩa là vấn đề dân sô của vùng đã được khắc phục (nguyên nhân giảm là do 8/2008 thành phố Hà Nội mở rộng ranh giới)
2.5.2. Sự phân bố dân cư ở đồng bằng
- Đồng bằng sông Hồng: Năm 2008, diện tích 21.061,5 km2; dân số 19,65 triệu người; mật độ 933 ng/km2. Dân cư qui tụ rất đông ở khu vực trung tâm của vùng như Hà Nội (1.287 ng/km2), Bắc Ninh (1.243 ng/km2), Hưng Yên (1.264 ng/km2), và ở phía đông – đông nam châu thổ như ở Hải Phòng (1.213 ng/km2), Hưng Yên (1.264 ng/km2), Thái Bình (1.201 ng/km2). Điều này có thể lý giải mật độ dân số cao liên quan đến nền sản xuất nông nghiệp thâm canh cây lúa nước và
cơ cấu ngành nghề đa dạng. Mặt khác, sự hiện diện của nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn đã làm tăng thêm mật độ dân số của đồng bằng.
- Đồng bằng sông Cửu Long,diện tích 40.602 km2; dân số 17,6 triệu người; mật độ 436ng/km2 (2008). Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực tam giác châu và dọc theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Những tỉnh có mật độ dân số cao nhất là Cần Thơ (836 ng/km2), Vĩnh Long (723 ng/km2), Tiền Giang (701 ng/km2), An Giang (636 ng/km2). Phần phía tây nam của vùng mới được khai thác vào giữa thế kỷ XVII, tuy giàu tài nguyên, nhưng mật độ dân số còn thấp: Cà Mau (235 ng/km2), Kiên Giang (272 ng/km2), Bạc Liêu (321 ng/km2)
- Các Đồng bằng Duyên hải miền Trung, tiềm năng nông nghiệp không lớn
so với 2 đồng bằng trên nên mật độ dân số cũng không cao (Quảng Bình chỉ 106 ng/km2). Các tỉnh có mật độ cao thường gắn liền với nghề trồng lúa nước, nghề thủ công, nghề đánh bắt cá ven biển.
2.5.3. Sự phân bố dân cư ở trung du, miền núi
Trung du và miền núi nước ta chiếm tới 3/4 diện tích, là vùng rất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng dân cư chỉ chiếm 1/4 dân số cả nước, chủ yếu là địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người, trình độ phát triển còn rất thấp. Địa hình càng cao thì mật độ dân cư càng thưa thớt; giữa trung du , miền núi và Tây Nguyên mật độ cũng rất khác nhau.
Ở Đông Bắc dân cư tập trung khá đông đúc ở Bắc Giang (425 ng/km2), Phú Thọ (387 ng/km2), Thái Nguyên (325 ng/km2); Ngược lại, ở một số tỉnh vùng cao, mật độ dân số lại rất thấp: Bắc Cạn (64 ng/km2), Cao Bằng (79 ng/km2), Hà Giang (89 ng/km2).
Ở vùng Tây Bắc, địa hình hiểm trở, dân cư phân tán và quá thưa thớt so với mật độ trung bình của cả nước. Lai Châu (37 ng/km2) thấp nhất cả nước
Ở Tây Nguyên, nơi có độ cao trung bình 700-1.500m, là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc, có tài nguyên phong phú (đặc biệt là đất đỏ bazan trên các cao nguyên xếp tầng), nhưng sự phân bố dân cư lại chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Ví dụ: Kon Tum chỉ 41 ng/km2, Đắk Nông 66 ng/km2 (đã tính đến nguồn nhân lực từ các tỉnh khác chuyển đến).
Là một nước nông nghiệp được hình thành lâu đời, lại bị chế độ phong kiến, thực dân thống trị quá lâu đã kìm hãm sự phát triển kinh tế; cùng với nó là các cuộc chiến tranh liên tục kéo dài, nên hệ thống thành phố của nước ta vừa ít, lại vừa chậm phát triển. Đã vậy, dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn
Sau khi miền Bắc được giải phóng, quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy một số đô thị phát triển, tỉ lệ dân đô thị đã tăng từ 8,7% (1960) lên 21,3% (1975). Ở miền Nam, trong thời kỳ chiến tranh ác liệt dân cư đổ xô vào thành thị để lánh nạn làm cho tỉ lệ dân thành thị tăng rất cao (năm 1960 là 21,5% thì đến trước năm 1975 tăng lên 31,3%); sau 1975, với nhiều lý do khác nhau (sự hồi hương về quê cũ, điều động đi xây dựng các vùng kinh tế mới.v.v.) cho nên số dân thành thị giảm nhanh (cả về số lượng và tỉ trọng).
Năm 1975 tỉ trọng dân thành thị của cả nước là 21,5% thì đến năm 1976 giảm xuống còn 20,6% và đến năm 1979 giảm xuống còn 19,24%. Từ sau đổi mới (1986), đặc biệt là khi chúng ta tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước (1990) thì số dân thành thị đã bắt đầu tăng lên. Năm 1989 tỉ lệ dân thành thị là 20,1% đến năm 1996 tăng lên 20,3%; 1998 là (21,3%); 1999 là (23,5%; 2005 là (26,88%), năm 2008 (29,4%). Nếu so với thế giới và khu vực, tỉ lệ dân thành thị của nước ta tương đối thấp (thế giới là 49,0%, châu Á là 42,0%, Đông Nam Á 45,0%).
Nếu xét giữa các vùng lãnh thổ, tỉ lệ dân thành thị cũng khác nhau. Năm 2005, cao nhất là Đông Nam Bộ (56,95%) đến Duyên hải Nam Trung Bộ (31,05%) đến Tây Nguyên (28,02%). Các vùng còn lại tỉ lệ dân thành thị đều thấp hơn mức trung bình của cả nước, thấp nhất là Bắc Trung Bộ (13,69%) và Tây Bắc (13,91%). Đến năm 2008, tỉ lệ dân thành giữa các vùng tăng không đáng kể: Đông Nam Bộ (58,0%), Tây Nguyên (28,0%)…
Nếu xét trong 64 tỉnh – thành phố, thì (2008) cao nhất là thành phố Đà Nẵng (86,9%), Thành phố Hồ Chí Minh (85,20%), Cần Thơ (51,9%), Quảng Ninh (46,6%), Bà Rịa-Vũng Tàu (44,9%), Hà Nội (42,0%), Hải Phòng (40,8%). Ngược lại, một số tỉnh tỉ lệ dân thành thị lại quá thấp như Thái Bình (7,5%), Bắc Giang và Tuyên Quang đều chỉ 9,5%, Bến Tre (9,8%), Thanh Hóa (10,0%). Nguyên chính là do ở các tỉnh này, đô thị chủ yếu mang tính chất một đơn vị hành chính, các ngành phi nông nghiệp còn hạn chế, chưa đủ yếu tố đảm bảo cho dân cư sinh hoạt theo lối đô thị.
Bảng 2.33. Tỉ lệ dân thành thị của các vùng lãnh thổ từ 1995 – 2005 (%) 1995 1997 1999 2001 2003 2005 CẢ NƯỚC 20,75 22,66 23,61 24,74 25,80 26,88 1 Tây Bắc 13,00 12,88 12,94 12,61 12,94 13,91 2 Đông Bắc 15,92 17,07 17,34 18,39 18,60 19,29 3 Đồng bằng sông Hồng 16,66 18,82 19,88 20,69 21,84 24,16 4 Bắc Trung Bộ 11,01 11,72 12,39 13,24 13,32 13,69 5 DH Nam Trung Bộ 23,40 24,97 26,14 28,41 29,59 31,05 6 Tây Nguyên 24,24 25,74 26,81 27,16 27,52 28,02 7 Đông Nam Bộ 49,04 54,39 55,46 56,33 57,71 56,95 8 ĐB sông Cửu Long 15,69 16,48 17,15 18,21 19,78 20,90
Về hệ thống đô thị tính đến 01/01/2008: số lượng đô thị của cả nước là: 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 46 quận, 47 thị xã, 553 thị trấn. Số lượng các TP ≥ 50,0 vạn dân chưa nhiều. Ở các vùng thuộc trung du – miền núi nhiều đô thị nhỏ ra đời trong quá trình công nghiệp hóa đã làm cho tỉ lệ dân đô thị tăng lên tương đối cao như Kon Tum (35,0%), Lâm Đồng (37,6%), Gia Lai (28,9%), Thái Nguyên (24,2%), Đắk Lắk (22,2%).