Về Giáo dục

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (Trang 95 - 97)

- Di dân tự do nông thô n nông thôn.

b. Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá

2.4.3. Về Giáo dục

Dân số và giáo dục tác động lẫn nhau trong mối quan hệ qua lại của nhiều yếu tố như kinh tế, văn hóa, khoa học, tôn giáo... Qui mô và tốc độ tăng dân số hàng năm cũng như cơ cấu dân số (già hay trẻ) phản ánh nhu cầu đi học của dân cư. Số lượng và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà trước hết là mức thu nhập ảnh hưởng lớn đến mức đầu tư cho giáo dục, đến qui mô và chất lượng giáo dục.

- Ở nước ta, theo kết quả điều tra dân số và nhà ở 1999 - 2005) cho thấy:

Nếu trong trong thời kỳ từ 1979 - 1989, dân số tăng thêm 11,6 triệu người (tỉ suất tăng TB 2,1%/năm); thì đến 1989 - 1999, dân số cũng chỉ tăng thêm 11,9 triệu người (gia tăng 1,7%/năm) và 1999 – 2005, dân số tăng thêm 6,6 triệu người (gia tăng là 1,3%). Như vậy, tỉ suất tăng dân số BQ trong thời gian qua đã giảm khá nhanh (từ 2,1% xuống 1,3%); Song qui mô số dân ngày càng tăng (từ 52,5 triệu tăng lên 83,1 triệu) là cản trở lớn đối với sự phát triển đất nước (có giáo dục).

Trình độ chuyên môn – kĩ thuật và tay nghề còn thấp; cơ cấu giáo dục – đào tạo mất cân đối cùng với sự chênh lệch giữa nam và nữ; giữa thành thị và nông thôn dẫn tới chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo ở các cấp học, bậc học còn

nhiều hạn chế. Mặc dù tỉ lệ biết chữ của dân số ≥10 tuổi khá cao, năm 1999 là 91,1%; Nhưng số năm đi học BQ lại thấp mới đạt 6,2 năm; Số người có trình độ cao còn ít. Trình độ Cao đẳng – Đại học ~ 2,8%; Trình độ trung cấp, kỹ thuật là 8,1%. Có sự chênh lệch về trình độ giữa nam - nữ, giữa thành thị - nông thôn. Năm học 2001-2002, tỉ lệ tốt nghiệp bậc Tiểu học là 99,4%, Trung học cơ sở là 96,9% và Trung học phổ thông là 89,8%. Ở tất cả các cấp, thì tỉ lệ tốt nghiệp cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, thấp nhất là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

- Về ngân sách đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu, so với nhiều nước trên thế giới còn thấp. Theo Báo cáo phát triển của LHQ năm 1998, thì ngân sách đầu tư cho giáo dục (% GDP) của thế giới năm 1994 là 4,9% (các nước phát triển 5,2%, đang phát triển 3,8%, ở Việt Nam chỉ 2,5%).

- Để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống; Cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục thông qua việc xây dựng chiến lược giáo dục – đào tạo thích hợp cho tương lai; Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm bổ sung nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục; Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; Nâng cao tỉ lệ theo học ở các bậc học từ phổ thông trung học trở lên, bao gồm cả các lĩnh vực đào tạo nghề; Chú ý ưu tiên các vùng mà trình độ dân trí, học vấn và nghề nghiệp còn thấp.

Bảng 2.29. Ngân sách đầu tư cho giáo dục & y tế thời kỳ từ 1990 – 2000 Năm Đầu tư cho giáo dục BQ/người

(nghìn

Đầu tư cho y tế BQ/người (nghìn Tỉ đồng % trong GDP Tỉ đồng % trong GDP 1990 439 0,60 6,661 368 0,5 5,584 1991 748 0,98 11,107 636 0,8 9,444 1992 1495 1,35 21,758 1134 1,0 16,504 1993 2321 1,70 33,151 1754 1,3 25,052 1994 3414 2,00 47,917 2214 1,3 31,075 1995 4722 2,10 65,207 2387 1,0 32,962 1996 5500 2,02 74,958 2761 1,0 37,629 1997 7150 2,30 96,175 4499 1,4 60,516 1998 9037 2,50 119,965 4512 1,3 59,898 1999 9624 2,50 126,093 4643 1,2 60,830 2000 10250 2,50 131,808 4777 1,2 61,437

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (Trang 95 - 97)