Đặc điểm làm việc.

Một phần của tài liệu Chương 6: Công trình tháo lũ trong thân đập (Trang 43)

1. Cửa van ở sâu, khi mở lưu tốc ở dưới cửa rất lớn. Cùng một diện tích mặt cắt ngang như nhau, lưu lượng tháo qua lỗ sâu lớn hơn rất nhiều so với tháo ở đỉnh. Ngoài ra tháo nước tương đối ổn định ; khi mực nước thay đổi, lưu lượng thay đổi ít. Mực nước trong hồ thấp cũng có thể tháo được lưu lượng tương đối lớn.

2. Do lưu tốc lớn nên bản thân dòng chảy có mạch động, dễ sinh ra chân không, khí thực. Mạch động của dòng chảy có thể gây nên rung động cửa van và các bộ phận khác.

3. Lúc mực nước trong hồ cao, cửa van chịu áp lực nước lớn. Lực đóng mở cửa van đều rất lớn. Như vậy trọng lượng của các thiết bị đóng càng lớn.

4. Cửa van của công trình ở thấp, tiện lợi trong việc tháo bùn cát. Nhưng nếu dòng chảy mang nhiều bùn cát thì khi tháo lũ hoặc tháo bùn cát thì cũng có thể gây nên bào mòn lớp lót của đường ống.

5. ống ngầm và đường hầm chịu áp lực đất đắp hoặc đá. Riêng áp lực đá xung quanh đường hầm có thể cùng với lớp lót chịu một phần áp lực của nước bên trong đường hầm.

Tất cả các hiện tượng không lợi về phương diện thuỷ lực trên đây, lúc thiết kế cần phải xét đến và có các biện pháp khắc phục như cửa vào có phân thành nhiều cửa nhỏ để giảm áp lực đóng mở cửa van, đồng thời thuận tiận cho việc điều tiết lưu lượng ; cửa vào, đoạn thu hẹp hoặc mở rộng, đoạn ống cong cố gắng thiết kế để dòng chảy vào hoặc chảy qua đều được thuận, tránh gây áp lực chân không quá lớn. Tại những nơi đó và xung quanh cửa van cần gia cố để chống tác dụng xói mòn và khí thực,v.v...Sau đây sẽ trình bày hình thức kết cấu hai loại cống ngầm và đường ống trong thân đập. Riêng đường hầm sẽ được trình bày chi tiết ở chương 4.

II. Cống ngầm tháo lũ.

Một phần của tài liệu Chương 6: Công trình tháo lũ trong thân đập (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)