Hệ số khí hoá: là đại lượng dùng để đánh giá khả năng phát sinh khí hoá tại một bộ phận (vật chảy bao) nào đó trên thành lòng dẫn:

Một phần của tài liệu Chương 6: Công trình tháo lũ trong thân đập (Trang 48 - 49)

phận (vật chảy bao) nào đó trên thành lòng dẫn:

K = g 2 V H H 2 T pg T đ đ ; (6-78) trong đó: K - hệ số khí hoá ;

HĐT - cột nước áp suất toàn phần đặc trưng của dòng chảy bao quanh bộ phận đang xét ;

VĐT - lưu tốc trung bình thời gian đặc trưng của dùng chảy tại bộ phận đang xét; g - gia tốc trọng trường.

Điều kiện khí hoá của dòng chảy bao quanh một vật sẽ là:

K Ê Kpg ; (6-79)

trong đó: Kpg là hệ số khí hoá phân giới, đặc trưng cho vật chảy bao. Kpg chính là trị số của K trong trường hợp bọt khí bắt đầu hình thành. Trị số của Kpg thường được xác định bằng thí nghiệm thuỷ lực trong phòng.

3. Khí thực.

Khi khí hoá đủ mạnh và duy trì trong một thời gian nhất định thì sẽ làm cho vật liệu thành lòng dẫn tự bong tróc, dẫn tới bị phá huỷ. Đó là hiện tượng khí thực.

Đối với thành lòng dẫn là bêtông khi dòng chảy có lưu tốc cao, khí thực chủ yếu là do tác động cơ học (sự nổ dồn dập của các bọt khí gần thành rắn sẽ kích thích quá trình mỏi của vật liệu).

Khí thực thường phát sinh ở những thành lòng dẫn mà đường biên có đột biến, như ở cửa vào các cống xả sâu, các khe van, bậc thụt, các gồ ghề cục bộ trên thành lòng dẫn, các đầu trụ pin và mố phân dòng, các mố tiêu năng...

II. Thiết kế đường biên công trình theo điều kiện không phát sinh khí hoá.

Theo nguyên tắc này, đường biên công trình được làm đủ thoải để loại trừ khí hoá, được thoả mãn điều kiện.

K > Kpg (6-80)

Trị số của K và Kpg được quy định cho từng loại vật bị dòng chảy bao quanh như sau.

Một phần của tài liệu Chương 6: Công trình tháo lũ trong thân đập (Trang 48 - 49)