Quá trình hìnhthành và phát triển Công ty Dệt may 29/3

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29-3 (Trang 37 - 38)

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY 29/3:

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY DỆTMAY 29/3: MAY 29/3:

1. Quá trình hìnhthành và phát triển của Công ty Dệt may 29/3.

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, trước nhu cầu khách quan về sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, đồng thời nhằm xây dựng nền kinh tế đồng bộ và hoàn chỉnh. Các nhà tiểu thương Đà Nẵng đã cùng nhau góp vốn thành lập nên "Tổ Hợp dệt 29/3". Lúc bấy giờ, cơ sở vật chất còn thô sơ và mang tính thủ công. Toàn cơ sở chỉ có 12 máy dệt, 40 nhân viên hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công do 38 cổ đông đóng góp. Ngày 29/3/1976 nhân dịp kỉ niệm 1 năm ngày giải phóng Đà Nẵng "Tổ hợp dệt" đã chính thức được khánh thành. Từ những năm 1976 đến năm 1978, kỹ nghệ dệt khăn bông còn khá mới mẻ. Để có điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất, ngày 28/01/1978 "Tổ hợp dệt" được chuyển thành "Công ty hợp doanh 29/3" vói tổng số vốn trên 1 tỷ đồng và đã sản xuất ra hàng triệu k hăn mặt, mặc dù chất lượng chưa cao nhưng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, góp được phần nào vào nền kinh tế trong thời kỳ bao cấp khó khăn của đất nước.

Hoà cùng xu thế của nền kinh tế đang phát triển , ngày 29/3/1984 xí nghiệp được cho phép chuyển thành đơn vị quốc doanh và được đổi tên thành "Nhà máy Dệt 29/3". Nhà máy dệt 29/3 hoạt động với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động tỉnh nhà nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Đây là thời kỳ "Nhà máy dệt 29/3" đạt tốc độ phát triển hàng năm lên đến 20% với mô hình hoạt động quản lý tiên tiến và 70% hàng hoá được xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà máy dệt 29/3 được khối công nghiệp bầu là lá cờ đầu và được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 2. Nhưng từ năm 90 - 92 do sự biến động của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của nhà máy thị trường xuất khẩu bị hạn chế. Đức và Liên Xô đơn phương huỷ hợp đồng, nhà máy liên tục gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị mất. Hàng hoá ứ động nguyên liệu vật liệu chính tồn kho quản lý giá cả tăng vọt làm cho hoạt động kinh doanh của nhà máy bị trì trệ.

Thất thoát 1 lượng vốn lớn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm công nhân. Bên cạnh đó nhà máy phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp tư nhân đơn vị ngoài quốc doanh... không thể khoanh tay đứng nhìn nhà máy ngày càng rơi vào tình trạng bế tắc, giám đốc và công nhân nhà máy đã huy động vốn góp trong cán bộ công nhân viên bằng các giải pháp kỹ thuật quản lý cũng với số vốn huy động được, nhà máy đã hình thành xưởng may và giải quyết được việc làm cho gần 300 công nhân nhà máy đã mở rộng thêm thị trường ở Lào và Campuchia, khuyến khúch tiêu thụ sản phẩm bằng cách đưa ra những phương thức thanh toán thuận lợi cho khách hàng. Cùng với sự phát triển của ngành may mặc nhà máy đã thành lập thêm xưởng may xuất khẩu, kịp thời giải quyết việc làm cho hơn 700 công nhân. Ngày 3/01/1992 theo quyết định số 3156/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng nhà máy

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29-3 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w