Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến công việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất… như chi phí về tiền công, về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ và các chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Ở nhà máy giầy Phúc Yên, để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung, chi tiết cho từng đối tượng bao gồm:
TK 627 (1): Chi phí về nhân viên phân xưởng TK 627 (2): Chi phí về vật liệu
TK 627 (3): chi phí về công cụ dụng cụ
TK 627 (4): Chi phí về khấu hao TSCĐ ở phân xưởng TK 627 (5): Chi phí về dịch vụ mua ngoài
TK 627 (6): Chi phí khác bằng tiền
C1: Chi phí về nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là các khoản lương, khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của bộ phận quản lý ở phân xưởng như: quản đốc phân xưởng, tổ trưởng,… hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán lương cho bộ phận quản lý phân xưởng của các nhân viên kinh tế phân xưởng tính toán và gửi lên, đồng thời việc trích lập các khoản trích theo lương cũng tính toán tương tự như đối với nhân viên sản xuất. Các nhân viên quản lý phân xưởng cũng như các nhân viên hành chính sự nghiệp ở nhà máy đều được hưởng lương tính theo thời gian.
Tiền lương thời gian phải trả =
Số ngày làm việc
thực tế trong tháng x
Đơn giá lương thời gian 1 ngày công
Ngoài ra ở 1 số chức vụ còn được hưởng lương trách nhiệm căn cứ trên chức vụ mà họ đảm nhiệm, cũng như nhân viên sản xuất họ được hưởng lương nghỉ phép, nghỉ lễ tết.
Đơn giá ngày công =
Đơn giá ngày công bình quân trong tổ x
Hệ số lương ngày công
Hệ số lương được quy định như sau:
+ Quản đốc = Lương bình quân ngày công tổ trưởng trong tổ x 1,2 + Tổ trưởng = Lương bình quân ngày công trong tổ x 1,1
+ Vật liệu = Lương bình quân ngày công trong tổ x 1,05 Lương trách nhiện:
+ Tổ trưởng = 10% Lương bình quân công nhân trong tổ + Tổ phó = 6% Lương bình quân công nhân trong tổ
+ Quảnn đốc = Bình quân lương trách nhiệm của tổ trưởng x 1,5 + Phó quản đốc = Bình quân lương trách nhiệm của tổ phó x 2
Trong kỳ nếu sản phẩm sản xuất ra càng tăng thì đơn giá ngày công của công nhân trong tổ sẽ tăng do vậy lương trả cho cán bộ quản lý cũng tăng.
Việc tập hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của khối quản lý phân xưởng cũng tương tự như việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào khoản tiền trả cho cán bộ quản lý, kế toán cũng phản ánh vào "Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Thực tế trong IV của năm 2003 chi phí về nhân viên phân xưởng được tập hợp và hạch toán như sau:
Nợ TK 627 : 487.356.450 Có TK 334: 436.230.879 Có TK 338: 51.125.571 Chi tiết TK 338 (2) : 5.381.639 TK 338 (3): 40.362.293 TK 338 (4): 5.381.639
Số liệu này được kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7 và vào sổ cái TK 627.
C2: Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng
Tại nhà máy giầy Phúc Yên vật liệu xuất dùng phục vụ cho sản xuất ở các phân xưởng có nhiều loại nhưng mỗi giai đoạn công nghệ đều sử dụng các vật liệu phụ khác nhau. Giai đoạn chặt sử dụng dao chặt, phấn…giai đoạn may cần chỉ, suất, dầu, máy may, tại bộ phận đóng gói sử dụng túi nilon, thùng catton…Do đặc điểm các loại vật liệu này có nhiều loại khác nhau sử dụng cho các đối tượng khác nhau, có nhiều quy cách, kích cỡ.
+ Công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất chung ở các phân xưởng gồm các loại như sau: thiết bị điện, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, giá đỡ…., chi phí công cụ dụng cụ được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí và được tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh. Công cụ dụng cụ ở nhà máy thường có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, vì thế giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng đều được phân bổ 1 lần (phân bổ 100%) vào chi phí sản xuất mà không phân bổ dần trên TK 142 - Chi phí trả trước.
+ Chi phí nhiên liệu của nhà máy là các khoản chi phí chi ra để mau nhiên liệu cho quá trình sản xuất chung như: chi phí mua xăng, dầu, than, chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối trong khi phí nguyên vật liệu.
+ Chi hí phụ tùng thay thế: là khoản chi ra để mua sắm phụ tùng thay thế như: ổ máy, dây cuaron, bằng chuyền giầy.
+ Chi phí vật liệu xây dựng: là các khoản phục vụ công tác xây dựng như việc sửa chữa nhà cửa.
Tất cả các chi phí trên đều được tập hợp vào TK 627 - chi phí sản xuất chung.
Hằng ngày kế toán căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho vật liệu, côngn cụ dụng cụ cho các đối tượng sử dụng trong toàn doanh nghiệp để ghi vào sổ chi tiết vật tư và công cụ dụng cụ và chuyển sang để tính giá thành sản phẩm.
Trong thực tế, quý IV của năm 2003 để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng thì giá trị vật liệu phụ tiêu hao (TK 152.2) là : 10.641.270, giá trị thực tế phụ tùng thay thế (TK 152.4) là 21.304.268, giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng là 35.273.800 các số liệu này được kế toán ghi vào bảng chi tiết vật tư và công cụ dụng cụ. Kế toán định khoản.
Nợ TK 627: 67.219.338
Có TK 152: 31.945.538
(Chi tiết TK 152 (2): 10.641.270 TK 152 (4): 21.304.268 Có TK 153.35.273.800
Bảng chi tiết vật tư công cụ dụng cụ ở nhà máy được trình bày như sau:
Biểu số 04. NHÀ MÁY GIẦY
PHÚC YÊN
BẢNG CHI TIẾT VẬT TƯ VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TK nợ TK có TK 152 - NV, VL TK 153 - CCDC TK 627 31.945.538 35.273.800 TK 642 4.992.096 9.256.458 TK 641 5.365.254 Cộng 36.937.634 49.895.521 Người lập biểu (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên)
Từ số liệu ở bảngn chi tiết kế toán vào bảng kê số 3, nhật ký chứng từ số 7, sổ cái TK 627.
Biểu số 05. NHÀ MÁY GIẦY
PHÚC YÊN
BẢNG KÊ SỐ 3
Tính giá thành vật liệu và công cụ dụng cụ (TK 152.153) (Quý IV năm 2003) Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu TK 152 - NV, VL TK 153 - CCDC Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế 1 I. Dư đầu kỳ
2 II. Phát sinh trong kỳ 36.937.634 49.895.5123 - Từ NKCT số 1 (có TK 111) 36.937.634 49.895.512 3 - Từ NKCT số 1 (có TK 111) 36.937.634 49.895.512 4 - Từ NKCT số 2 (có TK 112) 5 - Từ NKCT số 5 (có TK 331) 6 - Từ NKCT số 6 (có TK 151) 7 - Từ NKCT số 7 (có TK 154) 8 - Từ NKCT khác