Kế toán thanh toán với khách hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG (Trang 41 - 45)

010409 15/12/08 Phải thu của công Hoàng Thị Loan PX

2.3.3Kế toán thanh toán với khách hàng

Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm của công ty có một khâu hết sức quan trọng là công tác quản lý nợ phải thu. Chính sách thanh toán với khách hàng cũng là một trong những biện pháp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công ty. Hiện nay công ty đã áp dụng chính sách bán chịu cho các khách hàng truyền thống, còn đối với các khách hàng không thường xuyên, công ty có yêu cầu ứng trước tiền hàng từ 20-30% tổng giá trị thanh toán của số hàng bán. Bên cạnh đó, với các đối tác phát sinh cả giao dịch bán hàng và mua hàng với công ty thì phương thức thanh toán chủ yếu là bù trừ tiền hàng. Hiện nay công ty chưa có các chính sách chiết khấu thanh toán

cho khách hàng để thúc đẩy quá trình thanh toán với khách hàng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn

Đến cuối năm, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết các khoản phải thu của từng khách hàng, lập các biên bản đối chiếu công nợ, định kỳ nếu các khách hàng không thanh toán đủ, công ty sẽ tiếp tục gửi thư báo Nợ đến để thúc đẩy quá trình thanh toán. Hiện nay do chưa có chính sách phạt với các khoản thanh toán quá hạn so với hợp đồng kinh tế nên vốn của công ty bị chiếm dụng khá nhiều.

Để quản lý Nợ phải thu liên quan đên hoạt động tiêu thụ thành phẩm, công ty dử dụng TK 131- Phải thu của khách hàng, TK này được chi tiết theo đối tượng khách hàng như sau:

 TK 1311: Phải thu của khách hàng khăn

 TK 1312: Phải thu của khách hàng phế liệu

 TK 1313: Phải thu của khách hàng gia công

 TK 1314: Phải thu dài hạn của khách hàng

 TK 1315: Phải thu của khách hàng khác

Khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, kế toán tiến hành cập nhật chứng từ hóa đơn bán hàng vào phần mềm kế toán,dù khách hàng thanh toán ngay hay trả chậm kế toán cũng dùng TK 131 làm trung gian để theo dõi quá trình thanh toán. Việc làm này tránh trùng lặp khi kế toán cập nhật các chứng từ có liên quan khác như: Phiếu thu (biểu số 2.9) Giấy báo Có của Ngân hàng. Lúc này máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu vào Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng (biểu số 2.10). Cuối kỳ, chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào Bảng kê số 11(xem biểu Số 2.11), Nhật ký chứng từ số 8 (xem biểu số 2.3 – trang 69 ) làm cơ sở để máy tính tiếp tục cho số liệu trên Sổ Cái TK 131 (xem biểu số 2.12)

Cụ thể, khi công ty tiến hành xuất bán cho Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội lô hàng xuất khẩu vào ngày 3 tháng 12 theo hoá đơn GTGT số 010404 theo hình thức trả chậm với tổng số tiền thanh toán là 1.841.470.818 VNĐ kế toán tiến hành cập nhật hoá đơn này vào phần mềm kế toán. Đến ngày 20 tháng 12 năm 2008 Tổng công ty tiến hành thanh toán tiền hàng cho công ty bằng tiền mặt với số phiếu thu 4 (biểu số 2.9) số tiền là 125.889.000, kế toán lại tiến hành cập nhật chứng từ này vào phần mềm kế toán

Biểu số 2.9: Phiếu thu

Đơn vị: Công ty cổ phần dệt Hà Đông Mẫu số 02-TT

Điạ chỉ: Cầu Am-Hà Đông-Hà Nội Ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

PHIẾU THU Quyển số : 04

Ngày 20 tháng 12 năm 2008 Số: 42 Nợ: 111 Có: 131

Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Chính

Địa chỉ: Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Lý do thu: Thu tiền bán hàng theo hóa đơn GTGT số 010404

Số tiền: 125.889.000 đồng….. Viết bằng chữ: Một trăm hai mươi năm triệu,

tám trăm tám mươi chín nghìn đồng chẵn…….

Kèm theo: hóa đơn GTGT………..chứng từ gốc…

Ngày 20 tháng 12 năm 2008

Giám đốc KT.trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG (Trang 41 - 45)