III. KIỂM KÊ,ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY LẮP DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ SẢN
2. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành
Mặt hàng sản xuất của Công ty đa dạng, mỗi một công trình có một kết cấu riêng, mỗi một sản phẩm có một hình thái riêng, không có công trình nào giống công trình nào, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài. Do vậy đối tượng tính giá thành là từng công trình ở từng đội hay khối lượng sản phẩm đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Công ty tính giá thành theo phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp tính giá thành giản đơn).
Giá thành được tính như sau: Giá thành SP XDCB hoàn thành nghiệm thu = CP SXKD DD đầu kỳ + Tổng CP thực tế PS trong kỳ - CP SXKD DD cuối kỳ
Trong toàn bộ chi phí của công trình vật tư thường chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60 – 80% trong tổng số chi phí, do vậy cần tăng cường quản lý tốt cho lĩnh vực này.
Công ty cũng cần có quy chế thưởng đối với những cá nhân, tập thể sử dụng tốt vật tư và phạt đối với những cá nhân tập thể sử dụng lãng phí vật tư.
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3
GT CT Neo đậu Kim Sơn hoàn thành
nghiệmthu (QIV/2007)
Từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý IV/2007 Kế toán tiến hành tính giá thành trong quý IV/2007 (Biểu số 22).
Biểu số 22: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG XƯỞNG
Quý IV/2007 Đơn vị : Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3 STT Khoản mục CP CP NVL TT TK 621 CP NCTT TK 622 CP SXC TK 623 CP MTC TK 627 Tổng cộng CP dở dang
Tên CT Đầu kỳ Cuối kỳ
1 Quốc lộ 14 cảng Ninh Phúc 89.235.600 100.127.092 120.421.602 77.834.554 387.618.848 178.235.256 113.852.425 452.001.679 2 Tuyến đường Phì Nhừ, Xa Dung 78.326.900 96.510.443 75.265.257 69.242.740 319.345.340 185.312.751 125.434.257 379.223.834 3 Neo đậu Kim
Sơn 64.237.800 60.120.438 68.215.925 107.145.527 299.719.690 216.357.107 206.961.197 309.215.600
CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH NAM
I. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam.
Tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam, sau cả một quá trình phấn đấu liên tục của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty và được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan liên quan. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về bề rộng lẫn chiều sâu để đạt được trình độ quản lý, hướng mở rộng như hiện nay và những kết quả sản xuất kinh doanh vừa qua. Việc thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế của nhà nước, Công ty đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Công ty hoàn thành nghĩa vụ với NSNN, trong khi đó nguồn vốn tự có ngày một tăng lên đều đặn qua các năm.
Là một công ty có quy mô vừa trong suốt thời gian hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác quản lý và hạch toán kinh tế. Công ty đã tồn tại và đứng vững được trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt. Để có được điều đó, Công ty đã xây dựng một mô hình quản và hạch toán gọn nhẹ, khoa học, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường nói chung và điều kiện Công ty nói riêng.
Để nâng cao được năng suất lao động, công ty đã mua sắm thiết bị thi công tiên tiến để tối đa các khâu trong quá trình thi công.
1. Ưu điểm:
Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành tại các doanh nghiệp xây lắp vào thực tiễn kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam càng thấy rõ được vai trò,
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3
vị trí của thông tin chi phí trong việc đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán và quản trị Công ty.
Để doanh nghiệp có thể tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chi phí thấp nhất và tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên để đạt được yêu cầu đó thì không dễ dàng gì, và vấn đề mấu chốt ở đây là chi phí. Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng và đó là quốc sách.
Tiết kiệm trong các doanh nghiệp xây lắp nói chung và tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam nói riêng biểu hiện cụ thể bằng sự tiết kiệm các khoản chi phí về nguyên vật liệu, về nhân công, về máy móc và các khoản chi phí khác. Việc tiết kiệm chi phí phải được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu, từ đó làm cơ sở hạ giá thành của sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tính đúng và chính xác chi phí với phương pháp phù hợp và ít tốn kém, đây là biện pháp duy nhất để cắt giảm những khoản chi phí không đáng có. Hoàn thiện công tác tính giá thành giúp doanh nghiệp có thể tính đủ và hoàn thiện giá cả, xác định giá cả, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc chuyển đổi hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp sang chế độ kế toán mới do Bộ Tài Chính ban hành cho các doanh nghiệp trong toàn quốc. Tại quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và thông tư 89/2002 BTC ngày 09/10/2002 của chính phủ đặt ra cho các doanh nghiệp xây lắp những yêu cầu và chuẩn mực kế toán chi phí sản xuất thành 4 khoản mục: Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp được hình thành từ 4 khoản mục này, như vậy phần chi phí ngoài sản xuất Chi phí
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3
bán hàng và quản lý doanh nghiệp được loại ra khỏi giá thành sản phẩm và được gọi là khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Những sự thay đổi đó dẫn đến yêu cầu sự thay đổi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, đặt ra các doanh nghiệp trước yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng và cần thiết, việc hoàn thiện đòi hỏi phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau:
- Phải dựa trên yêu cầu ban hành của Bộ Tài Chính về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán.
- Thực hiện đúng quy định về các biểu mẫu kế toán, các tài khoản sử dụng
- Vận dụng yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện công tác kế toán cho phù hợp, đồng thời không trái với quy định chung.
- Đảm bảo được tính kinh tế và hiệu quả công tác kế toán.
2. Hạn chế:
Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định trong việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là: Việc tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân hàng tháng, khoản chi phí nguyên vật liệu theo dõi chưa rõ ràng ở chỗ vật liệu nhập kho hay không nhập kho đem sử dụng luôn vào thi công, chi phí sửa chữa lớn vào mỗi kỳ kinh doanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kỳ.
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng muốn đứng vững và phát triển trên thị trường thì vấn đề đặt ra đầu tiên của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế và chất lượng lâu dài của sản phẩm.
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3
Để đạt được hiệu quả kinh tế và chất lượng cao là yêu cầu cơ bản và chủ yếu của tất cả các doanh nghiệp. Một trong những biện pháp quan trọng chủ đạo và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế đó là kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty, trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tôi xin đưa ra một số ý kiến mong muốn góp một phần nhỏ vào việc khắc phục những tồn tại, và các hạn chế đã nêu để công tác kế toán tại Công ty nói riêng và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung được hoàn thiện hơn.
Thứ nhất: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp.
Hiện nay Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân. Đây là một điều bất hợp lý trong vấn đề hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty. Do việc nghỉ phép của công nhân là không đều đặn trong năm, nếu trong một tháng nào đó, số lượng công nhân nghỉ phép tăng lên cao, phần lương nghỉ phép này do không được trích trước nên đưa thẳng vào chi phí nhân công tháng đó làm cho giá thành của tháng đó tăng lên không phản ánh chính xác thực tế chi phí phát sinh. Vì vậy, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm kế toán công ty phải dự toán tiền lương nghỉ phép của họ để tiến hành trích trước tính vào chi phí của kỳ hạch toán theo dự toán coi như một chi phí phải trả.
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch =
Tiền lương cơ bản thực tế phải
trả công nhân trong tháng x Tỷ lệ trích trước
Trong đó:
Tỷ lệ
trích = ể số lương phép kế hoạch năm của công nhân trong Công ty ể số lương cơ bản kế hoạch năm của công nhân trong Công ty
Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán định khoản: Nợ TK 622 : Số tiền trích trước tiền lương nghỉ phép
Có TK 335 (3352)
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3
Khi xác định tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335 (3352)
Có TK334
Trong trường hợp chi phí thực tế lớn hơn kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chi phí chênh lệch: Nợ TK 622
Có TK 335 (3352)
Trong trường hợp trích thừa, kế toán ghi giảm số chi phí chênh lệch: Nợ TK 335 (3352)
Có TK 622
Thứ hai: Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Do đặc thù của đơn vị xây lắp nên Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Để phù hợp với yêu cầu chế độ mới về giá thành sản phẩm, nên giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Song ngoài việc thi công mới các công trình, Công ty TNHH xây dựng và thương mại còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình giao xuống. Đây thường là những hợp đồng có thời gian thi công ngắn, giá trị khối lượng xây lắp không lớn nên chủ đầu tư thường thanh toán khi đã hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng. Thực tế Công ty đã và đang có nhiều hợp đồng loại này và công trình xây dựng có quy mô nhỏ, giá trị không lớn và thời gian thi công ngắn. Vì vậy Công ty nên áp dụng tính giá thành theo đơn đặt hàng. Với phương thức này không những chi phí sản xuất và giá thành xây lắp của đơn đặt hàng được quản lý chặt chẽ, chi tiết mà phương pháp tính toán giản đơn, nhanh chóng khi hoàn thành hợp đồng là ta có thể tính toán và xác định được giá thành xây lắp của đơn đặt hàng. Nghĩa là bất kỳ thời điểm nào công trình hoàn thành đều có thể quyết toán và đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý.
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3
Khi bắt đầu khởi công thi công công trình, mỗi đơn đặt hàng được mở một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào số liệu phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp chi phí cho tất cả các đơn đặt hàng: Các đơn đặt hàng này khi có lệnh khởi công, thi công đơn đặt hàng nào thì mở giá thành đơn đặt hàng đó và mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản mục chi phí sản xuất phát sinh (Sổ chi tiết TK 621,TK 622, TK 623, TK627)
Số liệu từ bảng tổng hợp sẽ ghi chuyển vào từng bảng tính giá thành của từng đơn đặt hàng tương ứng.Khi đơn đặt hàng hoàn thành bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp trong bảng là giá thành của đơn đặt hàng đó.
Hàng tháng căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí, số liệu trên các sổ chi tiết chi phí là cơ sở để lập bảng chi phí cho các đơn đặt hàng. Cuối tháng chi phí sản xuất tập hợp trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng
Dựa vào bảng tính giá thành và giá trị dự toán của đơn đặt hàng, kế toán có thể phân tích giá thành với các khoản mục chi phí trong giá thành, tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công tác xây lắp trong tương lai.
Thứ ba: Trích trước tiền sửa chữa lớn tài sản cố định:
Hiện nay Công ty không tiến hành trích trước tiền sửa chữa lớn tài sản cố định. Việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào mỗi kỳ kinh doanh không những thể hiện sự thiếu chú trọng đầu tư thêm và sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị hay trong quá trình sử dụng khai thác hết công suất và phải sớm thanh toán mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ. Bởi vì nếu trong tháng khi có phát sinh sửa chữa lớn tài sản cố định, lượng tiền đầu tư vào tương đối lớn, nếu không tiến hành trính trước làm mất cân đối chi phí phát sinh giữa các kỳ kinh doanh. Do vậy,
Khoa kinh tế Sinh viên: Đàm thị Thu CĐKT 2_K3
hàng tháng dựa vào kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định, Công ty nên trính trước khoản chi phí này, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 623 Nợ TK 627
Có TK 335(3352)
Trong trường hợp chi phí thực tế lớn hơn kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chi phí chênh lệch: Nợ TK 623
Nợ TK 627
Có TK 335 (3352)
Trong trường hợp trích thừa, kế toán ghi giảm số chi phí chênh lệch: Nợ TK 335 (3352)
Có TK 623 Có TK 627
Thứ tư: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có nghĩa là giảm nguyên vật liệu hay mua những nguyên việt liệu không đúng chất lượng có giá thành rẻ hơn mà phải là giảm