VI. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
VII.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.Nhận xét chung
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty Dệt may Hà Nội đã được Nhà nước tặng thưởng nhiêù phần thưởng cao quý: 4 huân chương lao động hạng 3, 1 huân chương lao động hạng nhì, 1 huân chương lao động hạng nhất...
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả với mức giá trị tổng sản lượng hàng năm là 5% giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức trên 10 tr USD/năm. Để đạt được những thành công như vậy, công ty đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt
-Về lao động: Lực lượng lao động đã sử dụng 1 cách tối đa giảm bớt những lao động dư thừa. Lao động của công ty được kiểm tra trong nghề thường xuyên nên chất lượng được nâng dần lên. Việc phân phối tiền lương, tiền thưởng làm tốt trên nguyên tắc làm nhiều hơn tốt hơn được phân phối nhiều hơn. Qua đó khuyến khích quá trình thi đua sản xuất và thực hiện sự công bằng trong sản xuất.
-Về thiết bị máy móc: Công ty đã đầu tư để phát triển nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trang bị máy móc hiện đại dây chuyền sản xuất tiên tiến giữ vững chất lượng các mặt hàng truyền thống như dệt nhuộm và tìm những mặt hàng mới
-Về tổ chức sản xuất: Công tác tổ chức chưa sản xuất được triển khai từng bước đến các nhà máy, sản xuất được tiến hành theo dây chuyền có sự chuyên môn hoá. Việc quản lý cơ sở vật chất máy móc thiết bị, tài sản cố định, vật tư rất chặt chẽ. Việc đầu tư cải tiến bổ sung và hiện đại hoá các thiết bị hiện có rất phù hợp đã nâng cao chất lượng, năng suất, khả năng sản xuất của thiết bị. Quản lý vật tư chặt chẽ khoa học đã đáp ứng tốt nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất và tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống xã hội.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty còn có một số hạn chế nhất định như:
-Trong việc cải tiến đổi mới máy móc thiết bị và thanh lý máy móc đã khấu hao hết công ty đã tiến hành nhưng còn chậm.
-Công tác nghiên cứu thị trường trong những năm gần đây đã được thực hiện nhưng còn rất rời rạc, đặc biệt còn thiếu đội ngũ những người làm công tác thị trường có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Phòng thị trường đã được lập ra nhưng vẫn chỉ là mang tính chất hình thức. Sự phối hợp giữa phòng này với phòng ban chức năng khác trong công ty chưa được chặt chẽ và nhiêù khi có sự chồng chéo
-Chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của công ty: những tiềm năng về chất xám của các chuyên gia, vốn, cơ sở, vật chất kỹ thuật chưa tận dụng một cách tối đa.
-Về chính sáchsản phẩm: Đây là chính sách cơ bản của Marketing Nix nhưng thực hiện còn mang tính chung chung, chưa cụ thể đối với từng loại sản phẩm, việc đa dạng hoá sản phẩm còn chậm, việc thiết kế mẫu mã mới tuy đã được triển khai nhưng gặp khó khăn do nhu cầu thị trường luôn có sự thay đổi mà chi phí cho vấn đề này là tương đối lớn.
(Trên đây là một số những hạn chế mà công ty cần khắc phục kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả)
2.Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là 1 phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp-hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra-vì kết quả đạt được và chi phí bỏ ra đều có thể tính toán bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau do đó đánh giá chính xác hiệu quả của doanh nghiệp thì phải dùng một hệ thống chỉ tiêu vừa tổng hợp vưà chi tiết vì với mỗi chỉ tiêu thì ý nghĩa và nội dung đều khác nhau.
Công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là: Hiệu quả kinh doanh =
Phản ánh sức sản xuất, sinh lợi của 1 đơn vị chi phí đầu vào để thu được bao nhiêu kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Hoặc hiệu quả kinh doanh =
Phản ánh sản suất hao phí cho một đơn vị kết quả
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu sau: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tăng thêm, số nộp ngân sách
Chi phí đầu vào: Tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động, lao động, tài sản cố định giá thành và các loại chi phí.
1.1.Hiệu quả sử dụng vốn:
Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Dệt may. Nguồn vốn của công ty được huy động từ 3 nguồn khác nhau: vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ xung và vốn vay trong đó vốn ngân sách cấp là chủ yếu.
Qua biểu 1, ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty tăng dầu lên qua các năm 1998 tổng số vốn tăng1100 tr.đồng so với năm 1997 là so số vốn cố định tăng 90,89 tr.đồng (9%) và vốn lưu động giảm 7989 tr. đồng (13,4%). Năm 1999 tổng số vốn tăng 601 tr.đồng (0,37%) so với năm 1998 trong đó vốn cố định giảm 9108,4 tr.đồng (82l,29%) vốn lưu động tăng 9704,9 tr.đồng (18,84%)
Tình hình trên cho thấy mặc dù vốn của công ty tăng nhưng cơ cấu vốn có sự biến động không đều năm 1997 tỷ trọng vốn cố định là 62,87% trong tổng số vốn năm 1998 là 68,1% năm 1999 là 62,2%. Do vậy công ty nên xem xét lại tình hình phân bổ để có điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới
Qua biểu 5 ta thấy:
Năm 1997: Tổng doanh thu 375.799.000.000 VNĐ Năm 1998: Tổng doanh thu 379.898.000.000VNĐ Năm 1999: Tổng doanh thu 438.407.000.000 VNĐ a/ Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này được tính theo công thức =
Năm 1997
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh == 2,34 Năm 1998
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh = = 2,35 Năm 1999
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh = = 2,71
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh mang lai bao nhiêu đồng doanh thu và tốc độ quay vòng vốn.
Như vậy, nếu năm 1998 một VNĐ được đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo 2,35 VNĐ doanh thu. Nghĩa là trong 2 năm 1998-1997 chỉ tiêu này chỉ tăng có 0,01 đồng, hiệu quả sản xuất kinh doanh có tăng nhưng không đáng kể. Sang năm 1999 chỉ tiêu này tăng 0,36 đồng so với năm 1998. Đây là dấu hiệu tốt tốc độ quay vòng vốn tăng, thể hiện công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả.
b/chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và được tính theo công thức:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Năm 1997
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = =3,73 Năm 1998
Hiệu quả sử dụng vốn cố định ==3,46 Năm 1999
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = =4,35
Năm 1999 cứ 1 VNĐ vốn cố định công ty tạo ra 4,35 VNĐ doanh thu cao hơn 0,89 đồng so vơí năm 1998; những chỉ tiêu này của năm 1998 lại thấp hơn năm 1997, hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao. Năm 1999, công ty đã đầu tư đổi nền thiết bị máy móc, nâng cấp nhà xưởng, đồng thời sản phẩm làm ra ngày một nhiều, lượng tiêu thụ càng tăng lên dần tới doanh số bán ra cao hơn sơ với năm trước. Vì vậy mà hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm 1999 mới cao như vậy.
C/hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và được tính theo công thức:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Năm 1997
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ==6,31 Năm 1998
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = =7,37 Năm 1999
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ==7,15
Như vậy, vòng quay vốn lưu động (.)một khi sản xuất kinh doanh là tương đối và ổn định. Tốc độ vòng quay của vốn lưu động năm1997 là 6,31 vòng, năm 1998 là 7,37 vòng, năm 1999 là 7,15 vòng. Mặc dù năm 1999 có giảm so với năm 1998 nhưng không nhiều, tuy nhiên công ty vẫn phải xem xét lại tình hình sử dụng vốn lưu động để sao cho có hiệu quả hơn nữa.
yếu cho nên thường xuyên có sự đầu tư vào máy móc thiết ị nhà xưởng và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác. Đồng thời cũng từ những chỉ tiêu trên ta nhận thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là ổn định trong các năm 1997, 1998, 1999 và có khả năng sẽ ngày càng có hiệu quả trong vài năm tới.
Vấn đề sử dụng vốn luôn được công ty xem xét, tính toán kĩ lưỡng nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Do vậy công ty đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản sau để quản lý vốn có hiệu quả:
+ Sử dụng vốn đúng mục đích: Nghĩa là công ty sử dụng vốn chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngoài mục đích này ra công ty hạn chế sử dụng vốn cho các công việc khác.
+ Sử dụng vốn có hiệu quả: Vốn phải được phân bổ một cách hợp lý trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, ưu tiên cho việc phát triển các mặt hàng chủ lực. Bảo đảm việc sử dụng vốn sẽ đem lại hiệu quả tối đa, có thể tái đầu tư cho mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên...
+ Sử dụng vốn hợp pháp: Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, luật pháp về kinh tế về lao động của nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, thanh toán kịp thời với người lao động.
1.2-Chỉ tiêu về năng suất lao động.
Lao động là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất có vai trò quyết định và chủ động trong quá trình sản xuất. Nếu biết sử dụng tiết kiệm nguồn lao động sẵn có và đồng thời biết nâng cao năng suất lao động của mỗi người thì sẽ tăng được kết quả sản xuất và không phải mất thêm chi phí cho lao động sống.
Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng phảm ánh số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc lương thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động là nhân tố cơ bản ảnh hưởng lâu dài và không có giới hạn đến hiệu quả sản xuất. Mức năng suất lao động bình quân của công nhân nêu lên hiệu quả của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm trong mỗi thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và tính theo công thức:
Năng suất lao động năm/1 lao động = Hoặc
Năng suất lao động năm/1 lao động= Năm 1997:
Năng suất lao động năm/1lao động= =76873208đ/người/năm
Hoặc = = 69055310,5đ/người/năm Năm 1998:
Năng suất lao động năm/1 lao động= =76919579,7đ/người/năm
Hoặc: = 72568863 đ/người/năm Năm 1999:
Năng suất L/động năm/1 lao động = = 81415255,8 đ/người/năm Hoặc = = 83394902 đ/người/năm
Nếu tính năng suất lao động theo giá trị sản lượng hay theo doanh thu ta thấy chỉ tiêu này đều tăng quá mỗi năm. Năm 1999, một lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 81.415.255,8 đồng giá trị tổng sản lượng hay 83.394.902 đồng doanh thu. Như vậy trong năm 1999 một người lao động tạo ra giá trị tổng sản lượng (doanh thu) nhiều hơn so với năm 1998 điều đó có nghĩa công ty ngày càng đổi mới cơ cấu sản xuất, cơ cấu quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm phấn đấu, nâng cao thành tích sản xuất, đem lại hiệu quả cho công ty.
1.3.Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng sau một kỳ kinh doanh. Đối với bản thân các doanh nghiệp lợi nhuận là nguồn bổ xung vốn sản xuất để phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất là nguồn hình thành quỹ của doanh nghiệp, là điều kiện để thực hiện nghĩa vụ lợi nhuận và tổng vốn doanh thu tổng vốn sản xuất kinh
*Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = x 100%
Năm 1997: Lợi nhuận là: 3.946.000.000 VNĐ Tỷ suất này là : 1,05%
Năm 1998: Lợi nhuận là: 4.205.000.000VND
Tỷ suất này là: 1,1% tức là trong tổng số doanh thu được có 0,57 là lãi giảm 0,53% so với năm 1998.
*Tỷ suất lãi/vốn =
Năm 1997 tỷ suất này = 0,0246 phản ánh bình quân kỳ kinh doanh cứ 1 đ vốn mà doanh nghiệp sử dụng đã tạo ra 0,0246 đ lợi nhuận.
Năm 1998 tỷ suất trên = 0,026 phản ánh bình quân trong kỳ cứ 1 đ vốn làm ra 0,026 đ lợi nhuận.
Năm 1999 tỷ suất này = 0,0154 1đ vốn tạo ra 0,0154 đồng lợi nhuận. Như vậy khả năng sinh lợi của vốn là không cố định năm 1998 có tỷ lệ cao. Nhưng năm 1999 giảm mạnh 0,0106 đ lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
1.4.Một số chỉ tiêu tài chính của công ty:
Khi xem xét tình hình tài chính của công ty ta không thể không xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại do vậy ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
Tỷ sô thanh toán ngắn hạn = = (lần)
Tỷ số này cho thấy khả năng đáp ứng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh là cao hay thấp chỉ số này không phản ánh chính xác khả năng thanh toán, nếu hàng tồn kho là những hàng hoá khó bán thì doanh nghiệp khó chuyển chúng thành tiền mặt để trả nợ. Bởi vậy, cần quan tâm đến tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh =
Biểu 8: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
Chỉ tiêu Đơn
vị
Tài sản lưu động Tr.đ 187.287,334 243.865,697 24.353,430 Hàng tồn kho bình quân Tr.đ 144.467,694 150.897,454 148.249,064 Nợ ngắn hạn Tr.đ 140.254.222 185.459,380 175.878,357 Tỷ suất thanh toán ngắn hạn 1,335 1,315 1,389
Tỷ suất thanh toán nhanh 0,343 0,438 0,546
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Qua biểu 8 ta thấy, tài sản lưu động của công ty tăng lên cả về số lượng lẫn số tuyệt đối trong ba năm 1997,1998, 1999.
Mặc dù 1VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,335 VND giá trị tài sản (1997), 1,315 VND (1998), 1,389 VND (1999) nhưng tỷ số thanh toán nhanh chỉ ra rằng có quá nhiều tài sản lưu động nằm dưới dạng hàng hoá tồn kho mà chủ yếu là thành phẩm. Do đó, công ty cần xem xét lại công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm và công tác lập kế hoạch sản xuất của mình. Khả năng đảm bảo 1 VNĐ nợ ngắn hạn chỉ có 0,343 VNĐ (1997) 0,438VNĐ (1998) 0,546 (1999).Giá trị tài liệu lưu động (sau khi trừ tồn kho) Tuy nhiên khi xem xét tổng quát trong ba năm thì ta thấy tỷ số này đang tăng dần lên chứng tỏ doanh nghiệp rất cố gắng trong việc giảm bớt lượng hàng tồn kho. Với tình hình này trong những năm tiếp theo khả năng thanh toán của công ty là tương đối khả quan.
Phần III: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
I.Mục tiêu trong thời gian tới.
Công ty Dệt may Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước đó là mục tiêu trước hết là đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao. Đó là để bảo toàn và tăng vốn tạo đủ công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, phát triển chiếm lĩnh thị trường dệt may trong nước (ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam), đẩy nhanh xuất khẩu.
Phấn đấu tăng mức doanh thu hàng năm là 8%, tối đa hoá lợi nhuận (đến năm 2000 dự tính tăng lợi nhuận lên con số 5 000 tr đồng) tăng sản lượng tiêu thụ trong