GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 56 - 58)

hiểu rõ như kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ,điều này đẫn đến có những cách hiểu khác nhau gây ra những nhầm lẫn rất đáng tiếc giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Vì vậy với tư các là người tư vấn pháp luật về lĩnh vực tiền tệ- Ngân hàng - tài chính thì Ngân hàng Nhà nước cần phải có những văn bản, tài liệu hướng dẫn và thống nhất cách hiểu về các khái niệm trên.

Mặt khác Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chuyên ngành của chính phủ vì vậy cần phải coi trọng công tác nghiên cứu các văn bản pháp qui chuyên ngành nói chung và kiểm toán nói riêng để từ đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất giúp Chính phủ có thể hoàn thiện hơn trong các văn bản đó để tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiểm toán hoạt động đạt chất lượng cao.

II. Giải pháp từ phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam

1. Về văn bản hướng dẫn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đặc biệt là Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần ban hành những văn bản hướng dẫn sao cho đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ tại các chi nhánh hoạt động, có như vậy hoạt động kiểm tra kiểm toán ở

các chi nhánh như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội điều kiện để nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động của mình.

Trong các văn bản hướng dẫn đó nên quy định những điều kiện khung cho kiểm toán nội bộ như:

+ Ban lãnh đạo phải soạn thảo một nội quy quy định về cơ cấu tổ chức và các quy trình vận hành cũng như phân cấp theo thẩm quyền. Nội quy này phải giúp cho kiểm toán có thể theo đó để tiến hành công việc kiểm toán.

+ Cần ban hành văn bản nêu lên những điều kiện khung cho kiểm toán nội bộ trong đó quy định mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm, địa vị về mặt tổ chức, quyền hạn, nghĩa vụ báo cáo của những người làm công tác kiểm toán nội bộ theo một nguyên tắc cơ bản, ngoài ra còn phải quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, và để đảm bảo điều kiện khung này được thực hiện nghiêm túc và cần phải có cơ chế kiểm tra theo định kỳ.

+ Nên quy định theo chức năng tư vấn cho kiểm toán nội bộ trong các văn bản hướng dẫn để hoạt động kiểm toán nội bộ thực hiện đầy đủ chức năng của mình.

2. Ban lãnh đạo Ngân hàng cần quy định hệ thống các hạn mức và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro. lập hệ thống quản lý rủi ro.

Hiện nay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chưa có quy định riêng về hệ thống các hạn mức cho riêng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, mà vẫn chỉ thực hiện việc đảm bảo an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và QĐ297 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chung cho tất cả các Tổ chức Tín dụng. Theo em Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần ban hành cho mình một hệ thống các hạn mức vừa chi tiết và cụ thể như :

+Hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng

Các hạn mức nàyphải được xây dựng dựa trên tình hình vốn tự có của các chi nhánh, nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống tránh được những rủi ro và các hạn mức này cần được xây dựng sao cho không vi phạm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nói chung và QĐ 297 của Ngân hàng Nhà nước nói riêng.

Phải thiết lập hệ thống quản lý rủi ro để có thể nhận biết điều tiết rủi ro, đây cũng là công việc quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

Khi trong hệ thống ngân hàng, đã có được một hệ thống hạn mức và thiết lập được hệ thống cơ chế rủi ro cũng có nghĩa là đã xây dựng được một cơ chế kiểm soát nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh điều này tạo ra môi trường mạnh cho kiểm toán nội bộ để đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 56 - 58)