Gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nhập siêu việt nam.pdf (Trang 45 - 46)

4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từ các nước ASEAN

3.2.3. Gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước hướng về xuất khẩu với các mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng như dệt may, gạo, cà phê… Tuy nhiên, giá trị tăng thêm khi xuất khẩu các mặt hàng này lại không cao. Có ít nhất hai nguyên nhân cho vấn đề này. Thứ nhất, cơ sở hạ tầng, công nghệ còn yếu kém, khả năng dự báo hạn chế và khâu nghiên cứu thị trường chưa được coi trọng.Điển hình cho trường hợp này là gạo Việt Nam. Dù là nước xuất khẩu gạo lớn trong khu vực, nhưng vẫn còn một số điều còn bất cập như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, quy trình thu mua, vận chuyển lạc hậu…gây ra thất thoát và giảm chất lượng gạo. Để có thể cải thiện tình hình, cần có chiến lược phát triển lâu dài, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại và thực hiện nghiên cứu thị trường. Nguyên nhân thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự tham gia vào chuỗi gia trị toàn cầu và mạng lưới phân phối toàn cầu.Theo GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân phát biểu trong hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu” rằng các doanh nghiệp Việt Nam (FDI) đang ở trình độ lắp ráp- công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, để nâng cao giá trị xuất khẩu, ta cần tiến hành tham gia vào các công đoạn cao hơn, thâm nhập ngày càng sâu vào trong chuỗi giá trị. Đây là một giải pháp mới lạ và khả thi. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cũng cần nâng cao khả năng hơn nữa về công nghệ, con người (nhân công vả quản lí), tài chính đề có thể tiến sâu vào trong chuỗi này.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nhập siêu việt nam.pdf (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)