Chương X: Đổi mớ

Một phần của tài liệu huyduc-benthangcuoc (Trang 106 - 119)

Từ chỗ tập trung vào tay nhà nước ruộng đất, nhà máy và tất cả các quyền sản xuất, kinh doanh, từ tháng 12-1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu cho phép “các thành phần kinh tế” được làm ăn một cách có giới hạn. Đồng thời, nhà nước cũng từng bước cho tự do lưu thông hàng hóa trong nước, để thị trường điều tiết giá cả thay vì lên kế hoạch và quyết định bằng các mệnh lệnh hành chánh. Việc chấp nhận nền kinh tế vận hành theo các quy luật gần giống như nó vốn có được Đảng gọi là “đổi mới”. Để đi tới quyết định đó, các nhà khởi xướng cũng đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các đồng chí trong Đảng và thuyết phục chính mình.

Hội nghị Đà Lạt

Giữa năm 1983, khi đến làm việc tại nhà máy Viso, một trong những những điển hình xé rào ở Sài Gòn, ông Trường Chinh nói với Giám đốc Nguyễn Quang Lộc: “Nay tôi đến đây để nghe. Chú như một chuyên gia cứ báo cáo hết chứ không phải lễ lạt gì”. Ông Lộc báo cáo xong thì đã mười một giờ trưa. Bác sỹ riêng yêu cầu Trường Chinh nghỉ, nhưng ông nói: “Tôi phải xuống xem nhà máy đã”. Năm ấy Trường Chinh bảy mươi lăm tuổi.

Sau khi trở lại sân chính, mọi người nhìn thấy ông, vây quanh. Theo ông Lộc thì họ là những công nhân đã làm việc ở đây từ trước 1975, là những người mà “cơ quan chức năng” từng nghi ngờ là “địch”. Trường Chinh nói: “Phải chụp ảnh với giai cấp công nhân”. Chụp ảnh xong, ông ôm vai ông Lộc ngay giữa sân: “Hôm nay bác chỉ dặn cháu một điều, làm gì thì làm cũng phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Ông Lộc nhớ lại: “Tôi có cảm giác đó là lời thầm thì của một papa”.

Sở dĩ những người như ông Trường Chinh và đa số trong Ban Bí thư lúc ấy đồng ý với “Khoán 100”, theo ông Trần Đức Nguyên, là vì nó chưa đụng đến chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Khoán ruộng cũng như “xé rào”, để được chấp thuận thì điều quan trọng nhất là phải làm cho các “Papa” tin rằng chúng không hề thách thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ông Trường Chinh đến Viso từ một gợi ý của ông Võ Văn Kiệt. Theo ông Đặng Xuân Kỳ, con trai ông Trường Chinh: “Anh Sáu Dân giúp ông cụ hiểu thêm nhiều về thực tế, đặc biệt là từ Hội nghị Trung ương 6, giữa năm 1979. Anh khuyên cụ đi cơ sở nhiều hơn để trực tiếp nắm bắt tình hình”. Tháng 9-1982, Bộ Chính trị vào làm việc tại Sài Gòn, phê phán xé rào hết sức nặng lời, có người còn quy thành phố là “phản động”. Tại hội nghị, theo ông Nguyễn Văn Huấn, thư ký của ông Kiệt: “Ông Tố Hữu bóng gió: Sáu Dân định làm vua Sài Gòn”.

Cũng như ông Nguyễn Văn Linh, trong cuộc “làm việc” này, ông Kiệt chọn con đường im lặng. Ông Kiệt và Thành ủy Thành phố nhận ra phải tìm một con đường khác để từng bước thuyết phục trung ương thừa nhận nhận xé rào. Con đường đó, theo ông Nguyễn Văn Huấn, khi ấy là thư ký riêng của ông Kiệt, là: “Mời các anh Bộ Chính trị đi thực tế, xuống cơ sở, để các anh ấy tự nhận ra làm ăn theo cách cũ là không được nữa”.

Trước đó, tháng 4-1983, ông Trường Chinh đã đến Tây Nguyên để tìm hiểu cách “đồng bào Tây nguyên đi lên chủ nghĩa xã hội”. Tại đây, ông giật mình khi biết trên văn bản nói là có 93% hộ dân Tây Nguyên đã vào tập đoàn, hợp tác xã, nhưng hoạt động của mô hình “kinh tế xã hội chủ nghĩa” đó chỉ là hình thức. Đồng bào vẫn du canh, phá rừng, làm rẫy với cách canh tác lạc hậu như cũ; hợp tác xã vẫn phân phối theo lối bình quân vì chưa biết tính toán định mức, cộng điểm. Theo ông Đặng Xuân Kỳ, người tháp tùng chuyến đi này: “Anh Y Ngông Niek Đam, bí thư Daklak, nhờ tôi giúp báo cáo sự thật này vì anh ngại”. Nghe xong, ông Trường Chinh hỏi: “Chả nhẽ ở dưới người ta nói dối Bộ Chính trị và Trung ương?”. Y Ngông thật thà: “Dạ, nói dối”.

Theo ông Trần Đức Nguyên, thư ký của Trường Chinh, ngay trong chuyến đi đó, ông Trường Chinh đồng ý cho Daklak tiếp tục chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ đồng bào dân tộc. Đồng thời, khi trở lại Hà Nội, ông Trường Chinh đã “văn bản hóa” quan điểm này trong một chỉ thị của Ban Bí thư do ông ký. Tháng 5-1983, sau nhiều chuyến “vi hành” trở về, họp Bộ Chính trị, ông Trường Chinh phát biểu: “Chúng ta đang ở trong tình hình nói dối phổ biến mà mọi người làm như là không nói dối”. Sau chuyến đi đến nhà máy Viso, ông Trường Chinh muốn chia sẻ những vấn đề ông ghi nhận được từ hiện tượng xé rào mà ông Võ Văn Kiệt nhen nhúm và cắm cờ điển hình từ năm 1979. Tháng 7-1983, nhân khi có một số vị trong chính phủ khác đang cùng ông nghỉ tại Đà Lạt, Trường Chinh đã liên hệ với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu có báo cáo chính thức về “xé rào”.

Bí thư Thành ủy lúc ấy là ông Nguyễn Văn Linh xuống Viso nói với ông Lộc: “Lộc ơi, ta phải đi Đà Lạt. Các anh lãnh đạo đang nghỉ trên đó”. Ông Lộc hỏi: “Làm gì anh Mười?”. Mười Cúc: “Tôi cho rằng anh Trường Chinh muốn các anh ở ngoài kia hình dung được công việc của các cậu. Các cậu cũng phải gặp để các anh ấy biết một tầng lớp cán bộ mới”. Ngoài Nguyễn Quang Lộc, giám đốc Viso, “tùy tùng” ông Linh bao gồm những “điển hình xé rào” của ông Võ Văn Kiệt: Lê Đình Thụy, giám đốc Thuốc lá Vĩnh Hội; Nguyễn Thị Lý, giám đốc Dệt Việt Thắng; Trần Tựu, giám đốc Dược phẩm 2-9.

Ông Lộc nhớ lại: Lê Đình Thụy vào phòng họp vừa nhìn thấy các “papa” liền khóc rống lên. Ông Phạm Văn Đồng mắng: “Làm sao anh khóc?”. Ông Thụy mếu máo: “Chúng tôi khổ quá, được giao kế hoạch mà trên không cân đối vật tư, phải tự chạy vạy để hoàn thành kế hoạch trên giao và nuôi sống công nhân. Vậy mà không được động viên lại còn nay đòi thanh tra, mai đòi bắt”. Ông Đồng lại mắng: “Khi người ta giao kế hoạch người ta phải cân đối chứ. Tại sao có thể thế được?”. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Chí Công nói: “Nó giao đại thể thế chứ không có cân đối đâu anh ơi”. Ông Đồng nói: “Tại sao không báo Đỗ Mười?”. Ông Công: “Trên nó còn thứ trưởng, bộ trưởng làm sao nó lên tới phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà báo cáo được”.

Cũng tại Hội nghị Đà Lạt, ông Trường Chinh đã nghe ông Phan Văn Khải, phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, và ông Mười Phi, giám đốc ngoại thương, nói về “xé rào” trong hoạt động của khối phân phối lưu thông. Theo ông Nguyễn Quang Lộc: “Sau bốn ngày lắng nghe, ông Trường Chinh ra ôm vai chúng tôi, nói: Các chú gặp khó khăn nhưng đã rất dũng cảm. Phàm là một người cộng sản, chúng ta đừng sợ khó khăn, đừng sợ sai lầm, sai thì sửa. Nhưng gì thì gì, phải kết hợp tốt giữa lý luận với thực tiễn”.

Từ cuối tháng 12-1981, ông Võ Văn Kiệt ra Hà Nội làm chủ nhiệm Ủy Ban Kế hoạch Nhà nước. Sau hai năm ngồi ở trung ương, ông nhận ra nếu không “tháo gỡ được cách nhìn thì sẽ không tháo gỡ được cơ chế”. Ông Kiệt gặp Bùi Văn Long, tổng giám đốc Liên hiệp Dệt, đề nghị tổ chức hội nghị ngành dệt để các giám đốc nói hết những ách tắc của mình. Ông Kiệt dặn: “Mời được càng nhiều lãnh đạo trung ương về nghe càng tốt”.

Tháng 4-1984, tại khuôn viên công ty Dệt Phước Long, hơn hai mươi giám đốc trong và ngoài ngành dệt đã báo cáo trước 200 đại biểu gồm lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các bộ, ban ngành và gần như đầy đủ các vị trong Hội đồng Bộ trưởng. Tuy hội nghị khá dài, kéo tới ba ngày, nhưng không khí càng về sau càng cởi mở. Trả lời một chất vấn về chính sách “hạch toán hai sổ”, Tổng Giám đốc Bùi Văn Long nói thẳng: “Đúng là tôi có hai sổ: một sổ ghi thu chi các sản phẩm đầu vào theo giá nhà nước, hợp pháp nhưng không hợp lý; một sổ ghi thu chi theo giá thật trên thị trường, hợp lý nhưng không hợp pháp. Sổ hợp pháp để báo cáo cấp trên, sổ hợp lý để điều

hành doanh nghiệp. Ví dụ: Tôi mua cây tre, người ta chỉ bán với giá 1,5 đồng một cây nhưng Ủy ban Vật giá chỉ cho phép mua với giá một đồng một cây. Tôi đành nói anh em mua một cây tre rồi chặt ra làm đôi, tính hai cây để ghi vào sổ cho hợp pháp”(510).

Những hội nghị như Đà Lạt hay Dệt Phước Long đã giúp các nhà lãnh đạo nghe được trực tiếp những gì đang diễn ra thay vì nghe qua các báo cáo mà, theo ông Trần Nhâm, thường không phản ánh đúng thực tế, cho dù được đóng dấu “mật” và chỉ lưu hành trong nội bộ. Nếu như những người như ông Võ Văn Kiệt không tạo ra thực tiễn xé rào thì những người như ông Trường Chinh sẽ không nhìn thấy sự bức bối của cơ chế. Nhưng nếu như ông Trường Chinh không đủ bản lĩnh chính trị và năng lực tư duy để giải thích thực tiễn và chuẩn bị cơ sở lý luận thích hợp với môi trường chính trị lúc bấy giờ thì ông cũng khó mà thuyết phục được các đồng chí của ông trong Đảng.

Nhóm giúp việc mới

Sau chuyến đi Tây Nguyên, ông Trần Đức Nguyên bị điều đi khỏi văn phòng Trường Chinh. Ông Trần Nhâm, một đồng nghiệp của ông Nguyên, cho biết: “Lý do công khai để Ban Tổ chức thay anh Nguyên là vì anh Nguyên có một người chị định cư ở Pháp. Thời ấy lý lịch như thế là ghê lắm”. Nhưng, cũng theo ông Nhâm, nguyên nhân sâu xa là do trong các cuộc làm việc chung của nhóm, ông Trần Đức Nguyên hay “nhận xét về các nhà lãnh đạo khác”. Một người trong nhóm giúp việc đã ghi lại đầy đủ các phát ngôn này và sau đó đi báo với Ban Tổ chức.

May mắn là chỗ trống của ông Nguyên đã được “điền” bằng ông Hà Nghiệp, một nhà nghiên cứu xuất sắc của thập niên 1980. Ông Hà Nghiệp lúc ấy đang làm vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Trung ương Đảng. Ông có bằng đại học và phó tiến sỹ về cơ khí ở Liên Xô, về nước giảng dạy ở trường Đại học Bách khoa. Năm 1975 ông được trưng tập vào Nam tiếp quản các cơ sở kinh tế, rồi về công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng. Khi ấy, ông Trần Đức Nguyên cũng được điều từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước về Văn phòng Trung ương. Ông Nguyên kể: “Hai chúng tôi thường làm việc với nhau, rất thân nhau, hiểu nhau vì Vụ của anh Nghiệp đảm nhiệm chính công tác nghiên cứu, biên tập phục vụ Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Tôi đặc biệt quý anh Hà Nghiệp ở cách nghĩ không bị gò vào khuôn khổ thông thường mà luôn luôn tìm tòi cái mới phù hợp với thực tế. Hồi đó, những người có tư tưởng đổi mới rất dễ bị phê phán. Anh Hà Nghiệp nói vui: những người này phạm sai lầm vì đúng quá sớm”.

Theo ông Đặng Xuân Kỳ, chính ông Trường Chinh đã yêu cầu Ban Tổ chức chọn đích danh ông Hà Nghiệp. Tháng 7-1983, khi đang ở miền Nam để chuẩn bị cho Hội nghị Đà Lạt, Trường Chinh đã cho gọi Hà Nghiệp vào dù khi ấy thủ tục Ban Tổ chức làm vẫn chưa hoàn chỉnh. Ở Văn phòng Trung ương, Hà Nghiệp nổi tiếng luôn “nói ngược”. Theo ông Trần Nhâm: “Một vị lãnh đạo trong Văn phòng Trung ương cũng muốn đẩy đi, vì nghĩ kiểu Hà Nghiệp chỉ có thể làm việc với cụ Trường Chinh không quá ba tháng. Không ngờ, ở càng lâu Hà Nghiệp càng trở thành một trợ lý mà ông Trường Chinh tâm đắc nhất”.

Ông Đặng Xuân Kỳ cho rằng: “Sẽ không có Trường Chinh của năm 1986 nếu như đầu thập niên 1980 ông không tự mình lựa chọn những người giúp việc”. Ông Đặng Xuân Kỳ kể: “Tôi học ở Nga tới năm 1965. Sau hai năm về nước, tôi nhận ra bộ máy của mình có vấn đề. Tôi đề nghị cha tôi bắt đầu từ việc đổi mới bộ máy giúp việc cán bộ chủ chốt. Nhiều người trong số họ xa rời thực tế, chỉ dựa dẫm vào tiếng tăm các nhà lãnh đạo để hưởng bổng lộc. Nhưng năm ấy cụ không nghe tôi. Phải tới năm 1972, cha tôi mới thừa nhận là cần phải thay người Trợ lý số Một. Nhưng khi thay xong, tôi nói với ông: 'Người này cũng không khác những người trước'. Cha tôi bảo: 'Đây là người Ban Tổ chức đưa về mà?'. Tôi nói: 'Nhưng vẫn không phải là người ta cần'. Cha tôi ngạc nhiên: 'Tổ chức thì làm sao sai được?'”. Quyền lực của Ban Tổ Chức Trung ương dưới thời Trưởng Ban Lê Đức Thọ có mặt gần như ở khắp nơi. Nhưng theo ông Kỳ: “Từ năm 1980, cha tôi không để cho ôngLê Đức Thọ can thiệp nữa. Cụ tự chọn lấy những người giúp việc, và nếu Ban Tổ chức không đồng ý ai, cụ yêu cầu phải giải thích”.

Cuối năm 1983, ông Trường Chinh nói với ông Hà Nghiệp và Trần Nhâm: “Tình hình cấp bách, nếu cứ tiếp tục như thế này, đất nước sẽ bế tắc”. Ông yêu cầu lập một nhóm nghiên cứu tư vấn. Ông dặn: “Phải chọn những người có đầu óc mới mẻ, hiểu chính sách kinh tế mới”. Nhóm nghiên cứu ngay sau đó được hình thành. Ngoài Hà Nghiệp và Trần Nhâm, nhóm còn gồm Đào Xuân Sâm, chủ nhiệm Khoa Quản lý Kinh tế của Học viện Nguyễn Ái Quốc; Lê Xuân Tùng, phó chủ nhiệm khoa của học viện này kiêm thư ký của ông Lê Đức Thọ; Võ Đại Lược, viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới; Dương Phú Hiệp, phó viện trưởng Viện Triết học; Lê Văn Viện, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đang làm chuyên gia giúp tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; một phó Ban Cơ yếu Trung ương và ba chuyên viên cao cấp Ban Kinh tế Trung ương, Nguyễn Thiệu, Trần Đức Nguyên và Nguyễn Văn Đào nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại thương.

Giáo sư Dương Phú Hiệp nói: “Trước đó đã có tiền lệ Tổng Bí thư Lê Duẩn lập ra nhóm nghiên cứu về Làm Chủ Tập Thể, nên ông Trường Chinh cũng có cơ sở để báo cáo với Bộ Chính trị về việc hình thành nhóm nghiên cứu của ông”. Theo Giáo sư Hiệp, trong buổi gặp đầu tiên, ông Trường Chinh nói: “Tôi biết các đồng chí là những nhà khoa học, những người yêu nước, muốn đóng góp. Tuy nhiên, nếu phát biểu ra ngoài những ý kiến mạnh mẽ bây giờ rất dễ bị quy chụp. Nhưng ở đây, chúng ta cứ nói thẳng, nói hết, để tôi tìm cách nói lại trong Bộ Chính trị, để Bộ Chính trị tìm biện pháp khắc phục những thiếu sót của đất nước”.

Trong các cuộc họp của nhóm nghiên cứu, ông Trường Chinh chỉ nghe và hỏi thêm chứ không phát biểu ý kiến hay kết luận. Theo ông Trần Đức Nguyên: “Ông muốn chúng tôi thật sự phát huy tự do tư tưởng, không bị trói buộc bởi những quan điểm giáo điều, bảo thủ”. Trường Chinh nói với nhóm nghiên cứu: “Tôi lắng nghe các đồng chí, nhưng vì tuổi cao, ghi chậm nên việc ghi chép xin nhờ mấy đồng chí thư ký của tôi giúp”. Nhưng khi các chuyên gia phát biểu, ông không chỉ lắng nghe mà còn mở sổ, cặm cụi ghi chép với một thái độ trân trọng và khiêm tốn. Phương pháp của ông Trường Chinh đã tạo ra một không khí làm việc hết sức cởi mở trong nhóm. Một lần, khi ông Trường Chinh hỏi Giáo sư Dương Phú Hiệp: “Khi nào thì ta có thể kết thúc chặng đường đầu? Khi nào thì ta có thể kết thúc thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội?”. Giáo sư Hiệp trả lời: “Thưa bác cháu chưa biết”. Ông Trần Nhâm và ông Hà Nghiệp nói: “Anh là chuyên gia về phân kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội mà?”. Ông Dương Phú Hiệp chậm rãi: “Để trả lời câu hỏi này, cho phép cháu kể một câu chuyện ngụ ngôn Nga”. Mặc dầu ông Trường Chinh nói: “Đang làm kế hoạch mà nói

Một phần của tài liệu huyduc-benthangcuoc (Trang 106 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)