5 Phân lân (chủ yếu SX trong nước) 820.000 840.000 880.000 990.000 1.000
2.2.2. 13 Diễn biến của tình hình nhập khẩu
Khi sản xuất trong nước còn chưa phát triển thì buộc phải nhập khẩu. Trước kia khi nền kinh tế nước ta được quản lý theo kiểu kế hoạch hoá tập trung, việc nhập khẩu phân bón vô cơ chủ yếu từ các nước XHCN trong đó phân đạm chiếm gần 80%, Kali 100% so với tổng số nhập khẩu. Nhập từ các nước khác: phân đạm hơn 20%, phân lân 100%. Số lượng nhập khẩu phân bón ngày càng tăng, trong 5 năm 1991- 1995 so với 1986- 1990 lượng phân bón nhập khẩu tăng 1,5 lần. Nhưng đến năm 1991, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, vì thế việc nhập khẩu phân bón vô cơ hoàn toàn dựa vào các nước khu vực II. Nhập từ thị trường khu vực II (không xã hội chủ nghĩa ) chiếm khoảng 30- 40% lượng phân cần nhập. Số phân này do một số DN xuất nhập khẩu Trung ương và địa phương nhập về và bán tự do theo giá thoả thuận và do DN tự qui định giá bán. Điều khó khăn đối với Việt Nam trong việc nhập bón lúc này là ngoại tệ mạnh - nền kinh tế mới được vực dậy, đồng tiền Việt Nam chưa ổn định (tháng 1/1991: 1USD đổi được 7000 đ Việt Nam, thì tháng 11/12/1991 tỷ giá này đã nhảy lên 13.700 - 13.800 đ/USD) giá urê trên thị trường thế giới thời điểm này cũng biến động hết sức nhanh, từ 157USD/tấn tăng lên 190, rồi 210, 220 USD/tấn - Nhà nước Việt Nam thiếu ngoại tệ và các DN cũng rất thiếu ngoại tệ.Chính phủ Việt Nam trong tình hình đó đã làm mọi cách, làm hết sức mình để nhập phân bón về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Vì thiếu ngoại tệ mạnh, lại mới chuyển sang kinh tế thị trường, mới tiếp cận với thị trường khu vực II - chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nên những năm vừa qua, trong việc nhập khẩu phân bón. Chính phủ Việt Nam thường phải áp dụng các giải pháp tình thế - các giải pháp này dường như phải điều chỉnh và thay đổi theo từng năm một, tuy nhiên có thể tóm tắt trong một số nội dung sau đây:
- Huy động nguồn vốn ngoại tệ dự trữ của ngân sách và nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mỏ cho một số DN xuất khẩu thuộc bộ nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) vay quay 2 vòng để nhập phân bón.
- Cho phép các DN xuất khẩu Trung ương và địa phương được phép xuất khẩu hàng hoá nông sản để đổi lấy ngoại tệ nhập khẩu phân bón.
Trên cơ sở nguồn phân nhập về, các địa phương trước hết tự cân đối lấy nhu cầu phân bón cho địa phương mình. Tuy nhiên, phương thức này chủ yếu được thực thi ở các tỉnh phía Nam, các tỉnh phía Bắc rất khó làm vì không có nông sản xuất khẩu, hoặc nếu có thì số lượng không đáng kể.
- Đến năm 1993, những giải pháp trên cũng khó thực thi, nên Chính phủ đã thả nổi việc nhập phân bón. Các DN có ngoại tệ nếu được Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Bộ ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đồng ý đều được phép nhập phân bón về bán trên thị trường theo giá thoả thuận cho mọi đối tượng. Vì vậy, đã có khá nhiều địa phương và DN tham gia nhập khẩu phân bón. Chỉ trong một thời gian rất ngắn đã có tới gần 100 đơn vị đi buôn phân bón về nhiều, ứ đọng, phát sinh thêm các loại phí lưu kho, lưu bãi, lãi suất ngân hàng, buộc phải bán tháo, lúc này phân bón rất nhiều, đồng thời giá thế giới giảm, lúc này chênh lệch, mức lãi suất vay giữa tiền đồng và tiền đô la lớn, cho nên càng khích lệ các DN nhảy vào lĩnh vực nhập khẩu phân bón, cụ thể là: vay đô la thì mức lãi suất 0,5 % tháng (6 % năm). Nếu vay tiền đồng 2,1% tháng ( = 25,2%) như vậy chênh lệch lãi suất giữa vay đô la và tiền đồng là 9,6%/6 tháng. Chính vì vậy mà các nhà DN mang đô la đi mua phân bón về bán dù có phải bán lỗ 5 % (6 tháng) vẫn còn lãi 4,6% và vì vậy các nhà DN làm ngơ chuyện lỗ lãi. Điểm lại năm 1991 có 23 đơn vị tham gia nhập 1.132.280 tấn phân urê, tính bình quân mỗi đơn vị nhập được 49.000 tấn, trong đó đơn vị nhập
nhiều nhất là Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, nhập được tổng cộng: 450.000 tấn. Đơn vị nhập ít nhất là tỉnh Cao Bằng chỉ có 233 tấn.