1989 109.100 đ/tấn 110.000 đ/tấn 1990126.300130
2.2.1.5 Khả năng phát triển nguồn phân bón sản xuất trong nước
Như trên đã phân tích, việc sử dụng phân bón vô cơ là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng. Nhưng ở việt nam ta mức sử dụng chất dinh dưỡng cho cây trông còn thấp và không cân đối. Mức sử dụng lân và ka li quá ít so với tỷ lệ dinh dưỡng trung bình của thế giới hiện nay là : N : P2O5: K2O là 1: 0,47: 0,35. Đối với các nước phát triển tỷ lệ này là 1: 0,37: 0,17. Còn của Việt Nam mới đạt 1: 0,23: 0,04. Do mức độ sử dụng phân bón khác nhau như vậy, nên năng suất cây trồng của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, năng suất lúa của Việt Nam năm 1999 là 36,3tạ/ ha. Trong khi của Hàn Quốc là 67,5 tạ/ha, Nhật Bản là 61,7tạ/ ha, Inđônêxia 42,3tạ/ha.
Vì vậy vấn đề sản xuất phân bón vô cơ phải được coi là một ngành công nghiệp nặng có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho chương trình phát triển nông nghiệp, chương trình lương thực quốc gia. Trong dự báo phát triển kinh tế- xã hội đất nước thì đến năm 2000 dân số nước ta khoảng trên dưới 80 triệu dân. Mục tiêu của chương trình phát triển lương thực là trong nước phải giải quyết được căn bản vấn đề ăn của xã hội, có dự trữ Nhà nước ở mức cần thiết, xuất khẩu mỗi năm 1- 1,5 triệu tấn lương thực sau năm 2000 phải đạt trên 30 triệu tấn. Với mục tiêu ấy, diện tích trồng trọt sau năm 2000 phải đạt trên 10 triệu ha. Tốc độ tăng diện tích trồng trọt trong giai đoạn 1990- 2000 trung bình là 1,2% năm, trong đó với cây lương thực diện tích tăng với tốc độ bình quân 1,37% năm và sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,39%/năm. Đặc biệt diện tích gieo trồng đối với cây thực phẩm tốc độ tăng bình quân 5%/năm và cây công nghiệp 8,2%/năm. Hệ số sử dụng ruộng đất năm 2000 là 1,71lần . Bình quân hiện nay là 1,25 lần .
Dự báo năm 2000 nhu cầu phân bón sẽ là 3,4 triệu tấn đạm tiêu chuẩn hay 1,552.000T/ure. Về phân lân (Quy về Supephôt phát đơn 16,5% P2O5) sẽ là 1,2 triệu tấn. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sản xuất nông nghiệp, các quan điểm chủ yếu để được thống nhất là:
- Cần phát triển một ngành sản xuất phân bón đủ mạnh để làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp.
- Phát triển nền công nghiệp phân bón Việt Nam là cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.
- Phát triển công nghiệp phân bón gắn liền với phát triển công nghiệp hoá chất.
- Chọn chủng loại sản phẩm phân bón và bước đi thích hợp.
- Có cách nhìn nhận đánh giá hiệu quả của công nghiệp phân bón. - Cần phải có một tổ chức hợp lý cho việc phát triển sản xuất phân bón.
Từ các quan điểm trên, phương hướng chung để phát triển ngành sản xuất phân bón là khai thác mọi tiềm năng sẵn có bao gồm các tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động có kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật, theo hướng đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá từng bước, nâng cao năng lực sản xuất. Đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế đầu tư một số công trình mới, có công nghệ tiên tiến, qui mô vừa và lớn tạo tiền đề vật chất cho phát triển ngành trong giai đoạn tới.